Bộ Y tế: Bệnh sởi, ho gà đang có những diễn biến phức tạp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Y tế yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành thực hiện tốt kế hoạch tiêm chủng sởi, ho gà năm 2024.
Trẻ mắc bệnh sởi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN.
Trẻ mắc bệnh sởi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN.

Ngày 12/7, Bộ Y tế thông tin hiện nay tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố đang có diễn biến phức tạp, do đó đơn vị này đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám chữa bệnh...

Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các ngành lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống sởi, ho gà trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng; Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng giám sát phát hiện kịp thời các trường hợp mắc mới, tiến hành điều tra, xác định nguồn lây, tổ chức khoanh vùng, xử lý khi có ổ dịch sởi, ho gà.

Các bệnh viện thực hiện tốt công tác thu dung người bệnh sởi, ho gà; điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong; Thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch sởi, ho gà tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành thực hiện tốt kế hoạch tiêm chủng sởi, ho gà năm 2024 và triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hằng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với sở thông tin và truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh sởi, ho gà.

Các đơn vị y tế báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp mắc, các ổ dịch trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm trực tuyến tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT; các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hoạt động tiêm chủng, cập nhật đầy đủ đối tượng trên nền tảng quản lý thông tin tiêm chủng.

Về phía các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học, Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện ứng phó với dịch bệnh; Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch của đơn vị; Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng và ứng phó với dịch bệnh theo các mức độ, quy mô của dịch.

Bộ Y tế cũng yêu cầu sẵn sàng các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người bệnh nhiễm, người nghi nhiễm sởi, ho gà tùy theo quy mô và chỉ đạo của chính quyền, cơ quan quản lý y tế địa phương. Tiến hành điều tra dịch ngay khi có ca bệnh sởi, ho gà đầu tiên; Bảo đảm đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết cho nhân viên y tế khám, điều trị, chăm sóc trực tiếp cho các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà...

Ảnh minh họa: TTXVN
10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
Sử dụng ứng dụng VssID cho khám chữa bệnh. Ảnh minh họa: TTXVN
Phụ huynh có thể tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký tài khoản VssID cho con
(Ngày Nay) - Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trường hợp trẻ đủ 6 tuổi (72 tháng) mà chưa đến kỳ nhập học lớp 1 thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó. Đối với học sinh lớp 12, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.
Ảnh minh hoạ.
Sự bí ẩn của thứ gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Trung Quốc
(Ngày Nay) - Bột ngọt, hay còn gọi là mì chính, vốn là "món hàng ngoại” được nhập từ Nhật Bản, nhưng giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Trung Hoa, sánh ngang với món gà Kung Pao. Tuy nhiên, sự phổ biến của nó không phải là điều được định sẵn.