Bốn nước Đông Nam Á đứng đầu về mức độ sẵn sàng ứng phó thảm họa toàn cầu

(Ngày Nay) - Theo kết quả khảo sát mới của công ty Gallup, các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Campuchia dẫn đầu thế giới về mức độ sẵn sàng ứng phó thảm họa khí hậu.
Bốn nước Đông Nam Á đứng đầu về mức độ sẵn sàng ứng phó thảm họa toàn cầu

Gallup cho biết trong một báo cáo tuần trước rằng 4 quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình cho biết họ có kế hoạch ứng phó thảm họa cao nhất là Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.

Các quốc gia phát triển thường vượt trội về các chỉ số lập kế hoạch và hành động, nhưng kết quả khảo sát mới cho thấy ngay cả những quốc gia có ít nguồn lực hơn cũng có thể sử dụng hiệu quả các hệ thống cảnh báo sớm và trao quyền cho các gia đình để chuẩn bị.

Các cuộc thăm dò cho thấy trong số những người trưởng thành đã trải qua các thảm họa gần đây trên toàn cầu, 70% cho biết họ đã nhận được cảnh báo.

Tuy nhiên, con số này tương đối cao hơn ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đạt tới 92% ở Philippines và 81% ở Myanmar, Gallup cho biết. Trong số những người được khảo sát vào năm 2023, dữ liệu từ Việt Nam và Thái Lan cho thấy lần lượt 83% và 67% số người được hỏi có kế hoạch ứng phó với các trường hợp khẩn cấp -- con số này làm lu mờ mức trung bình toàn cầu là 38%.

Trước hiện tượng biến đổi khí hậu, kết quả này cho thấy nhiều người dân Đông Nam Á cảm thấy sẵn sàng thích ứng, theo ông Benedict Vigers - cố vấn nghiên cứu của Gallup.

"Những điều này bao gồm: thường xuyên tiếp xúc với thảm họa trong khu vực, mức độ phục hồi tổng thể cao trước mọi cú sốc (không chỉ thảm họa liên quan đến thiên tai) và đầu tư vào xử lý rủi ro thiên tai", ông Vigers nói.

Khi biến đổi khí hậu làm gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp hành tinh, ngày càng có nhiều người đã trải qua những thảm họa tự nhiên. Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, môi trường nơi đây thường xuyên chịu sự tàn phá của thiên tai.

Các nhà nghiên cứu của Gallup nhấn mạnh rằng các động thái như lập kế hoạch hành động trao cho người dân quyền chủ động, với tư cách là cá nhân và xã hội, từ đó giúp họ cảm thấy an toàn hơn và có khả năng ứng phó và sống sót tốt hơn trước các thảm họa.

Trong tương lai gần, các mối nguy hiểm về môi trường, từ bão lớn và lũ lụt đến cháy rừng và hạn hán, sẽ ngày càng buộc các quốc gia phải tập trung vào việc đảm bảo công dân của mình được chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất.

Theo Nikkei Asia
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.