Boris Johnson - kẻ thắng trong cuộc 'nổi dậy' European Super League

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh người hâm mộ nước Anh đồng loạt phản đối siêu giải đấu European Super League, Thủ tướng Boris Johnson đã chớp lấy cơ hội để thu hút sự ủng hộ từ đám đông bằng cách lên tiếng phản đối giải đấu này.
Thủ tướng Anh Boris Johnson được đánh giá là một người theo chủ nghĩa dân túy "đầy bản năng". Ảnh: Reuters
Thủ tướng Anh Boris Johnson được đánh giá là một người theo chủ nghĩa dân túy "đầy bản năng". Ảnh: Reuters

Đầu tuần này, 6 đội bóng hàng đầu nước Anh là Manchester United, Liverpool, Manchester City, Arsenal, Chelsea và Tottenham Hotspur đã gây bất ngờ khi thông báo sẽ gia nhập giải đấu European Super League (ESL), vốn tách biệt khỏi hệ thống thi đấu truyền thống của bóng đá châu Âu.

Chỉ sau 48 giờ, làn sóng chỉ trích từ phía người hâm mộ đã buộc cả 6 đội bóng này lần lượt rút khỏi dự án "ly khai" và xin lỗi người hâm mộ, qua đó khiến kế hoạch ESL đổ bể.

Ngoài tác động từ phía người hâm mộ, các đội bóng cũng chịu áp lực không nhỏ từ phía chính quyền Thủ tướng Boris Johnson, khi đe dọa sẽ gây khó dễ đối với các đội bóng "nổi loạn".

Trong cuộc khủng hoảng niềm tin này, Thủ tướng Anh Boris Johnson nổi lên như kẻ chiến thắng duy nhất bởi lẽ đây là cơ hội hiếm có giúp ông lấy lòng được đông đảo cử tri, những người vốn coi bóng đá là nền tảng văn hóa của quốc gia.

Bằng tuyên bố sẽ áp dụng mọi cách để ngăn chặn các đội bóng Anh gia nhập ESL, ông Johnson đã tự đặt mình vào vị trí người bảo vệ những người hâm mộ bóng đá thuộc tầng lớp lao động và chống lại giới chủ của các đội bóng.

Anand Menon, giáo sư về chính trị và đối ngoại châu Âu tại Đại học King’s College London, cho biết: “Boris Johnson là một người theo chủ nghĩa dân túy đầy bản năng. Cuộc khủng hoảng thể thao này là một miếng mồi quá hấp dẫn để (ông ấy) bỏ qua".

"Quyết định phản đối dự án của Johnson là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đây là canh bạc mà ông ấy rất khó thua", giáo sư Menon chỉ ra. "Một khi các nhà chức trách bóng đá Anh và quốc tế đe dọa sẽ trả đũa các câu lạc bộ và cầu thủ, các đội bóng sẽ khó mà cố chấp làm tới".

Để làm 6 đội bóng thay đổi ý định "ly khai", chính quyền Johnson thậm chí còn đe dọa sẽ can thiệp vào quyền sở hữu các câu lạc bộ hay thậm chí là áp dụng biện pháp ngăn chặn các nhà đầu tư sở hữu nhiều hơn 49% cổ phần đội bóng, cách là tương tự như của nền bóng đá Đức.

Trong ngắn hạn, cuộc khủng hoảng bóng đá đã giúp ông Johnson phân tán sự chú ý khỏi những vấn đề tiêu cực như vụ bê bối vận động hành lang của cựu Thủ tướng David Cameron và các mối liên hệ của ông Cameron với một bộ trưởng nội các đương nhiệm.

Mới đây, hãng thông tấn BBC đã đăng tải các tin nhắn giữa Thủ tướng Boris Johnson và một doanh nhân ủng hộ Brexit - ông James Dyson, trong đó ông Johnson hứa rằng các nhân viên của ông Dyson sẽ không phải trả thêm thuế nếu họ đưa dây chuyền sản xuất máy thở tới Anh trong giai đoạn đầu của đại dịch. Công ty của ông Dyson thông báo vào năm 2019 rằng họ sẽ chuyển trụ sở chính sang Singapore với lý do nhu cầu ngày càng tăng ở châu Á.

Trong những tháng gần đây, việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã giúp ông Johnson giành lại niềm tin từ các cử tri sau một loạt sai lầm vào năm ngoái khiến nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng y tế.

Boris Johnson - kẻ thắng trong cuộc 'nổi dậy' European Super League ảnh 1

Các cổ động viên Liverpool treo biểu ngữ phản đối đội bóng tham gia dự án ESL. Ảnh: NY Times

Tuy nhiên, chính quyền Johnson từng nhắm vào ngành công nghiệp bóng đá của Anh vào năm ngoái, cụ thể là vấn đề tiền lương của các cầu thủ.

Vào tháng 4 năm 2020, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã kêu gọi giới cầu thủ “giảm lương và đóng góp vai trò của mình” trong đại dịch. Nhưng chính cầu thủ mới là phía chiếm được tình cảm của công chúng trong thời điểm đó, khi Marcus Rashford - tiền đạo của Manchester United, đã đứng ra thành lập chiến dịch cứu đói cho trẻ em nghèo nước Anh.

Thủ tướng Johnson sau đó đã phải thay đổi chính sách hỗ trợ bữa ăn ở trường cho trẻ em nghèo.

Tuần này, Thủ tướng Anh đã đi trước các cầu thủ khi công khai lên tiếng phản đối kế hoạch thành lập ESL, ngay trước khi Marcus Rashford kịp lên tiếng.

Viết trên tờ The Sun, ông Johnson lập luận rằng: “Không cần phải có chuyên môn để cảm thấy kinh hãi trước viễn cảnh giải đấu siêu hạng được tạo ra bởi một nhóm câu lạc bộ".

“Các câu lạc bộ bóng đá ở mọi thị trấn, thành phố và ở mọi tầng của kim tự tháp đều có một vị trí độc đáo ở trung tâm cộng đồng của họ và là nguồn tự hào vô song của địa phương", ông Johnson chỉ ra.

Dù bản thân không phải là một người hâm mộ bóng đá, nhưng Thủ tướng Johnson vẫn đưa ra ý kiến ​​phản đối kế hoạch "ly khai" với niềm tin vào tính cạnh tranh của bóng đá.

Boris Johnson - kẻ thắng trong cuộc 'nổi dậy' European Super League ảnh 2

Thông điệp "Được tạo ra bởi người nghèo, bị cướp bởi người giàu" của người hâm mộ Manchester United. Ảnh: Reuters

Mỗi mùa giải, sẽ có 3 câu lạc bộ lên hạng và 3 câu lạc bộ xuống hạng trong hệ thống giải đấu Ngoại hạng Anh, ngoài ra sẽ có 6-7 đội bóng đủ điều kiện được tham dự các giải đấu châu lục do Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức.

Đề xuất của European Super League sẽ đảm bảo cho 6 đội bóng lớn của Vương quốc Anh luôn có suất tham dự giải đấu qua mỗi năm mà không lo sợ bị mất chỗ, điều mà ông Johnson cho rằng "sẽ tạo ra một mô hình băng đảng".

Trên thực tế, khi giải bóng đá đầu tiên của Anh được thành lập vào năm 1888, nó đã có mô hình tương tự ESL hiện tại, theo giáo sư lịch sử Matthew Taylor tại Đại học De ​​Montfort (Anh) cho biết.

Tuy nhiên, sự phẫn nộ về một siêu giải đấu của các đội bóng "nhà giàu" đã minh chứng cho vai trò ngày càng tăng của bóng đá trong đời sống nước Anh trong những thập kỷ gần đây.

“Trong vòng 15-20 năm qua, nó có sức lan tỏa và có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa Anh, vốn được định nghĩa rất rộng rãi, đến mức các chính trị gia không thể đứng ngoài", giáo sư Taylor chỉ ra. "Việc các chính trị gia và chính phủ đưa ra tuyên bố về những vấn đề mà cách đây 40-50 năm vốn được coi là riêng tư giờ đã hết sức phổ biến".

Sự thay đổi đó lần đầu tiên trở nên đáng chú ý dưới thời Thủ tướng Tony Blair khi sự thành công ngày càng tăng của Giải Ngoại hạng Anh, kết hợp với thương hiệu “Nước Anh thú vị”, đã mang lại cho bóng đá một vị thế vững chắc.

Nhưng bóng đá cũng có thể là "vùng lãnh thổ nguy hiểm đối với các chính trị gia. Cựu Thủ tướng Cameron từng bị chế giễu nhiều lần sau khi ông nhầm lẫn giữa đội bóng mình ủng hộ là Aston Villa với một đội bóng có cùng màu áo là West Ham.

Ông Johnson, người có vẻ thích bóng bầu dục hơn bóng đá, đã tránh được kịch bản này bằng cách không bao giờ tuyên bố trung thành với bất kỳ đội bóng nào.

Boris Johnson - kẻ thắng trong cuộc 'nổi dậy' European Super League ảnh 3

Người hâm mộ câu lạc bộ Chelsea ăn mừng sau khi đội bóng thông báo rút khỏi ESL. Ảnh: Reuters

Nhưng những đe dọa về việc chính phủ có thể can thiệp vào vấn đề sở hữu các đội bóng dường như tỏ ra mâu thuẫn với quan điểm tự do của ông Johnson.

Đầu mùa giải này, Hoàng gia Arab Saudi từng có ý định mua lại Newcastle United, tuy nhiên thương vụ đã đổ bể do có sự can thiệp từ bên trong nội bộ đội bóng này. Thủ tướng Johnson từng hứa với thái tử Mohammed bin Salman rằng ông sẽ điều tra động thái này.

“Một trong những điểm không đáng có trong tất cả mớ hỗn độn này đó là nó khiến tiền làm hỏng bóng đá”, giáo sư Anand Menon đề cập đến giải đấu ESL. “Tiền bạc đã làm hỏng bóng đá. Các đội bóng giàu thì ngày càng giàu hơn".

Ông Menon cho biết sẽ có rất ít thay đổi vì bất kỳ sự can thiệp nào cũng sẽ làm đảo lộn thành công của giải đấu Ngoại hạng Anh và do đó sẽ kích động người hâm mộ.

Cách thức hoạt động của nền bóng đá Đức có thể là một mô hình thay thế thành công, giáo sư Menon thừa nhận, cũng như cho rằng việc đe dọa can thiệp vào nền công nghiệp bóng đá của chính quyền Johnson sẽ là "con dao hai lưỡi".

“Sau khi đã đưa ra một tuyên bố quan trọng và táo bạo như vậy, tôi không nghĩ rằng cuộc thảo luận này sẽ biến mất trong một sớm một chiều”, giáo sư lịch sử Matthew Taylor nói.

Theo NY Times
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.