Bữa ăn Iftar và bánh mì Manoushe được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ẩm thực không chỉ là những món ăn ngon mà còn là câu chuyện về văn hóa, gắn kết cộng đồng và vun đắp bản sắc riêng.
Bánh mì Manoushe và vữa ăn Iftar. Ảnh: Canva
Bánh mì Manoushe và vữa ăn Iftar. Ảnh: Canva

Iftar, hay còn gọi là Iftor hoặc Eftari, là bữa ăn quan trọng đánh dấu kết thúc thời gian nhịn đói trong tháng Ramadan (tháng nhịn ăn) của người Hồi giáo trên toàn thế giới. Vượt ra khỏi khuôn khổ bữa ăn thông thường, Iftar mang ý nghĩa sâu sắc về sự kết nối cộng đồng và tinh thần chia sẻ.

Bữa ăn Iftar thường bắt đầu với vài quả chà là ngọt thanh, nguồn năng lượng dồi dào giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Tiếp theo là đủ món ngon như salad trái cây, cà ri gà, haleem (một món súp được chế biến từ lúa mạch và các loại lúa mì của địa phương cùng đậu gà), qatayef (một loại bánh kếp ngọt có nhân phô mai hoặc quả kiên), harira (món súp từ thịt cừu và cà chua hầm), cơm gà biryani, thịt xiên nướng và các thức uống bổ dưỡng. Iftar là dịp để mọi người quây quần, sum vầy bên mâm cơm.

Bữa ăn Iftar và bánh mì Manoushe được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể ảnh 1

Bữa ăn Iftar thịnh soạn. Ảnh: bon appetit

Bánh mì Manoushe là một loại bánh mì dẹt phổ biến ở Li-băng, thường được dùng cho bữa sáng. Bánh mì được phủ một lớp phô mai mềm, cùng các loại thảo mộc, gia vị, hạt vừng, cà chua, dưa chuột và dầu ô liu. Theo UNESCO, việc nướng bánh mì Manoushe là "một biểu tượng cho sự chung sống", thường được thực hiện kèm theo các nghi lễ tôn giáo, thể hiện mong muốn nhận được sự ban phước lành từ Chúa và cầu mong cho cuộc sống sung túc.

Bữa ăn Iftar và bánh mì Manoushe được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể ảnh 2

Manoushe là loại bánh mì truyền thống của người Lebanon thường được dùng vào buổi sáng. Ảnh: iStock

Ngoài Iftar và bánh mì Manoushe, UNESCO cũng đã bổ sung thêm một số di sản văn hóa phi vật thể khác vào danh sách, bao gồm điệu nhảy Garba của Ấn Độ và nghệ thuật hát Opera của Ý. Những di sản này đều là những biểu tượng độc đáo của các nền văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo The Times of India
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).