Các nước châu Âu siết chặt biên giới trước làn sóng nhập cư gia tăng bất thường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo quy định của khối Schengen, việc siết chặt kiểm soát biên giới được coi như là biện pháp cuối cùng trong những trường hợp người nhập cư trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh nội bộ hoặc chính sách công.
Các nước châu Âu siết chặt biên giới trước làn sóng nhập cư gia tăng bất thường

Theo hãng tin Reuters, Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối phó với sự gia tăng đáng kể số lượng người di cư hợp pháp và bất hợp pháp, khiến một số quốc gia thành viên phải tạm thời áp dụng lại các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt trong khu vực thường được coi là khu vực di chuyển tự do.

Dưới đây là một số chính sách các nước đã áp dụng.

Cụ thể, Áo đã áp dụng biện pháp kiểm tra tại biên giới với Cộng hòa Séc vào tháng 10, dự kiến kéo dài đến ngày 6/12. Kể từ tháng 11, nước này cũng đã mở rộng kiểm soát biên giới với Slovenia và Hungary cho đến tháng 5/2024, với lý do hệthống tiếp nhận người tị nạn bị quá tải và chịu sức ép trước các mối đe dọa buôn bán vũ khí, mạng lưới tội phạm, buôn lậu người liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Trong khi đó, hồi tháng 8, Đan Mạch đã thắt chặt kiểm soát biên giới đối với những người nhập cảnh, bao gồm cả những người đến từ các nước thuộc khối Schengen, tại sân bay Copenhagen để tăng cường an ninh sau sự cố đốt kinh Koran.

Theo một báo cáo của ủy ban EU, nước này đã kéo dài các cuộc kiểm tra ở biên giới đất liền Đan Mạch-Đức và tại các cảng có phà tới Đức cho đến tháng 5/2024. Chính phủ Đan Mạch cho biết họ đang ứng phó với tình trạng gia tăng di cư bất thường và viện dẫn các mối đe dọa từ khủng bố và tội phạm có tổ chức, gián điệp tình báo nước ngoài và cuộc chiến ở Ukraine.

Về phần mình, Đức đã công bố các biện pháp kiểm soát vào tháng 9 đối với đường biên giới đất liền với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ. Các biện pháp có hiệu lực đến ngày 4/12. Berlin cho biết họ cần phải ứng phó với làn sóng nhập cư gia tăng và mức độ buôn lậu cao. Quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã chứng kiến số đơn xin tị nạn lần đầu tăng mạnh trong năm nay.

Italy đã khôi phục hoạt động kiểm tra của cảnh sát tại biên giới đất liền phía Đông Bắc với Slovenia kể từ ngày 21/10, cho rằng một số người nhập cư quá cảnh trên tuyến đường Balkan có thể là khủng bố. Các biện pháp kiểm soát sẽ được áp dụng ít nhất cho đến ngày 9/12. Tuy nhiên, hồi tháng 10, Bộ trưởng Nội vụ Matteo Piantedosi cho biết chúng có thể sẽ được kéo dài sang năm tới.

Na Uy, thuộc khối Schengen nhưng không phải là thành viên EU, đã khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới tại các cảng có kết nối phà đến khu vực Schengen kể từ ngày 12/11. Na Uy chỉ ra các mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng trên bờ và ngoài khơi cũng như từ các cơ quan tình báo nước ngoài. Các biện pháp kiểm soát này sẽ kéo dài đến ngày 5/5 năm sau.

Viện dẫn âm mưu của những người nhập cư bất hợp pháp, Ba Lan đã gia hạn các biện pháp kiểm soát tạm thời ở biên giới với Slovakia cho đến ngày 3/12. Chính phủ đã đối mặt với vụ bê bối "đổi thị thực lấy tiền mặt" hồi đầu năm nay, khi phe đối lập cáo buộc chính phủ nước này đồng lõa trong một hệ thống nơi người dân nhận thị thực với tốc độ chóng mặt mà không có xác minh thích đáng sau khi thanh toán qua trung gian.

Thụy Điển đã tăng cường kiểm tra ở biên giới từ tháng 8, trao cho cảnh sát biên giới nhiều quyền lực hơn bao gồm khám xét cơ thể và tăng cường sử dụng giám sát điện tử. Cùng tháng đó, chính phủ đã nâng mức độ đe dọa khủng bố của Thụy Điển, nói rằng nước này đã ngăn chặn các cuộc tấn công sau khi vụ đốt kinh Koran gây ra mối đe dọa từ các chiến binh Hồi giáo. Kể từ tháng 11, nước này đã gia hạn kiểm tra biên giới cho đến tháng 5/2024.

Kể từ tháng 11, Pháp đã tái áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới với các nước thành viên Schengen, với lý do họ gọi là mối đe dọa khủng bố. Việc kiểm soát sẽ kéo dài đến ngày 30/4/2024. Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin đã tuyên bố tăng cường an ninh vào tháng 10 tại biên giới Bỉ sau vụ một kẻ tấn công giết chết hai người ở Brussels.

Mới đây, vụ đóng cửa khẩu lùm xùm nhất khối thuộc về Phần Lan. Ngày 24/11, nước này đã tạm thời đóng cửa 7/8 cửakhẩu biên giới với Nga, sau khi hơn 700 người di cư đổ xô đến các trạm biên giới khác nhau trong khoảng hai tuần trở lại đây. Helsinki cho biết Moskva phải chịu trách nhiệm cho viẹc số lượng người di cư cao bất thường đến biên giới song Điện Kremlin luôn bác bỏ cáo buộc. Hiện Phần Lan chưa thông báo ngày mở cửa lại các cửa khẩu.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?