Do ảnh hưởng áp thấp nhệt đới vừa qua tại huyện Căm Thủy ( Thanh Hóa) đã xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, một số xã đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đặc biết từ ngày 18/10 đến nay trên địa bàn các xã Cẩm Thành, Cẩm Liên xảy ra diễn biến sụt lún, sạt lở đất trên đồi cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân sống dưới chân đồi.
Chiều ngày 31/10, Phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử có mặt tại đồi Mùn, thôn Thành Long, xã Cẩm Thành, ngay từ chân đồi lúc này người dân và Chính quyền địa phương đã viết bảng cảnh báo sạt lở. Chúng tôi theo chân người dẫn đường từ QL 217 rẽ trái vào khoảng hơn 300 mét lên đồi Mùn, vừa leo lên một đoạn ngắn là xuất hiện ngay vết nứt, lúc đầu vết nứt ngắn nhưng càng lên cao vết nứt lại càng rộng có những đoạn kéo dài từ 10-23 cm.
Chị Dương Thị Cúc, thôn Thành Long vừa dẫn chúng tôi leo núi vừa cho biết:Gia đình tôi ở trên mảnh đất này đã lâu, nhưng đợt mưa lũ này quả là hiện tượng hiếm thấy. Đêm hôm 22/10 vào thời điểm đó trời cũng đã hết mưa, khi đang nằm trong nhà nghe tiếng động lạ tôi cùng chồng chạy ra xem thì trông thấy cảnh tượng khó tin, rất nhiều đất đá từ đồi trôi xuống nhà vùi lấp cả giêng nước khoan, lúc này tôi và chồng chay vào nhà la lên rồi đưa con cái và tài sản quý ra khỏi nhà. Cũng may là hiện tượng sạt lở đất cũng chỉ diễn ra lúc đó thôi.
Cùng chung tâm trạng với chị Cúc, chị Quách Thị Thực, ở chân đồi Mùn vẫn chưa hết bàng hoàng nói: Đêm hôm đó, khi nghe âm thanh sạt lở đất vợ chồng tôi chạy ra thì nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng xảy ra, hàng trăm khối đất từ đồi trôi xuống vườn sau nhà lấp đầy cả giêng nước tràn vào nhà, tôi vội vàng gọi mẹ già cùng con cái thoát ra khỏi nhà, Từ đêm đó đến nay cùng với cảnh báo của chính quyền địa phương gia đình tôi đã cùng với hàng chục gia đình khác phải đi nơi khác ở.
Điểm sạt lở kéo dài và sâu, có chiều rộng khoảng 20 cm. |
Bà Phạm Thị Ngọc, 85 tuổi bồi hồi nhớ lại: Lúc đó vào khoảng gần sáng tôi vội tỉnh giấc vì tiếng kêu la thất thanh của con, mở mắt ra tôi vẫn không tin là đất đá đã vây sau nhà mình, Tôi sống từng này tuổi chưa bao giờ chứng kiến cảnh lở đất như thế này, đúng quả thật là một hiện tượng hiếm thấy.
Theo Báo cáo của UBND huyện Cẩm Thủy, từ ngày 18/10 đến nay trên địa bàn huyện xảy ra 2 địa điểm sạt lở đất núi. Điểm sạt lở tại đồi Mùn, xã Cẩm Thành có vết cung trượt dài cắt dọc đồi khoảng 130 mét, rộng theo cắt ngang đồi khoảng 70 mét, vết nứt của cung trượt có điểm đã lún sâu hơn mặt tự nhiên từ 50- 70 cm, chiều rộng vết nứt phổ biến từ 10- 23 cm, diễn biến sự cố rất nhanh, có ảnh hưởng cao về mất an toàn tính mạng và tài sản của hàng chục hộ dân sống dưới chân đồi và đường giao thông liên xã Cẩm Thành- Căm Liên. Còn tại điểm sụt lún tại khu núi Vèn, xã Cẩm Liên, xuất hiện vết nứt chạy dài khoảng 60 mét.
Điếm sạt lở tại đồi Mùn |
Trao đổi với Phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử, ông Phạm Viết Hoài, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết: Sự cố vết sụt lún xuất hiện tại xã Cẩm Thành và Cẩm Liên là rất nghiêm trọng. Nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài, nước trong chân đất bão hòa dư thừa nước, với chênh lệch cao độ sườn đồi với chân đồi tương đối cao, kết cấu đất tại khu vực đồi này ít kết dính, Hiện tại huyện đã di dời các hộ dân tại khu vực này đi nơi an toàn. Đồng thời phát quang tuyến bị sạt để tiện theo dõi và chặt toàn bộ cây tại hu vực bị sạt để giảm tải và thuận lợi theo dõi. Lập phương án di dời 8 hộ vùng có nguy cơ ảnh hưởng sang khu vực tái định cư theo quy hoạch của xã. Hoặc giải pháp đào, vận chuyển bớt khối lượng đất trong phạm vi cung trượt, tạo thành mái hệ số M=3, phân cấp thành các cơ theo tính toán chiều cắt ngang đồi.
Đất đá trượt vào nhà chị Quách Thị Thực |
Trước thực trạng sạt lở đất đồi xảy ra nghiêm trọng tại các xã Cẩm Thành và Cẩm Liên rất mong UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần sớm kiểm tra, làm rõ nguyên nhân sạt lở đất, nhằm đảm bảo tài sản và tính mạng của người dân./.
Theo Báo Tài Nguyên và Môi Trường