Cần tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự phân bố của các trường đại học không đồng đều, các trường cao đẳng sư phạm hoạt động không hiệu quả... là thực trạng đã tồn tại nhiều năm nay. 
Cần tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học

Đã đến lúc cần điều chỉnh mạng lưới, tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học nói chung cũng như các trường sư phạm nói riêng khi triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Phân bố không đồng đều

Thực hiện Luật Quy hoạch 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã hoàn thiện Dự thảo báo cáo về Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) và sư phạm giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050.

Theo thống kê, hiện cả nước có 244 cơ sở giáo dục đại học, trong đó 172 cơ sở GDĐH công lập (26 cơ sở GDĐH trực thuộc các địa phương); 67 cơ sở GDĐH ngoài công lập (5 cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài). Đồng thời, còn có 20 trường cao đẳng sư phạm (3 trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, 17 trường trực thuộc các địa phương).

Các trường phân bổ tập trung chủ yếu vào các vùng kinh tế phát triển như đồng bằng sông Hồng (44,3%), Đông Nam Bộ (18,4%), thấp nhất là vùng Tây Nguyên (1,6%); trung du miền núi phía Bắc (5,7%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (18,4%), đồng bằng sông Cửu Long (7,0%).

Đánh giá của Bộ GD&ĐT cũng như các chuyên gia cho thấy, dù có sự gia tăng về số lượng cơ sở GDĐH nhưng hệ thống phát triển không đồng đều, vẫn còn nhiều cơ sở GDĐH quy mô nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp và hoạt động kém hiệu quả. Nhiều cơ sở GDĐH không mở rộng, phát triển được theo định hướng chiến lược phát triển của trường.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, mạng lưới cơ sở GDĐH hiện nay khá phức tạp với nhiều mô hình quản trị; quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDĐH phân mảnh khi số lượng cơ sở GDĐH trực thuộc các bộ, ngành (không thuộc Bộ GD&ĐT) có tỉ lệ cao; số lượng các trường đại học địa phương khá lớn trong khi quy mô đào tạo của các trường đại học địa phương chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu đào tạo của cả nước.

Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh có nhiều trường đại học thành viên, trường thành viên, khoa thành viên và các viện nghiên cứu; 3 đại học vùng (Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên) cũng có nhiều trường đại học thành viên, trường thành viên, khoa thành viên và các viện nghiên cứu và trung tâm đào tạo từ xa; các trường đại học bao gồm các khoa và bộ môn trực thuộc.

Cả nước có 68 trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện đào tạo trình độ đại học. Cấu trúc hệ thống này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, hiệu quả đầu tư và hoạt động của các cơ sở GDĐH, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ đại học.

Nhiều bất cập trong hệ thống đào tạo sư phạm

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên (mạng lưới các trường sư phạm) có độ bao phủ cao, gắn với các vùng và địa phương, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Nhưng sự phân bổ chưa đồng đều, có sự tập trung của một số trường đại học sư phạm lớn tại các trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước; vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt. Hiện nay, Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có 15 trường đại học sư phạm, bao gồm 6 trường đại học sư phạm, 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật.

Cả nước có 50 trường đại học đa ngành và trường đại học đặc thù (ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao) có đào tạo giáo viên, 20 trường cao đẳng sư phạm, 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên. Sự phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên đã mở rộng cơ hội học tập ở bậc đại học và tiếp cận các chương trình đào tạo giáo viên cho người học thông qua việc tăng số lượng, quy mô và loại hình đào tạo. Các cơ sở đào tạo giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu như ở mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một cơ sở đào tạo giáo viên (ngoại trừ Đăk Nông), đặc biệt tập trung nhiều ở một số thành phố lớn như Hà Nội (8 trường) và TP Hồ Chí Minh (6 trường).

Theo GS.TS Phạm Hồng Quang, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, sự phân bổ trường sư phạm quá dàn trải về địa lý, đều khắp vùng, miền, địa phương trong cả nước. Sự kết nối giữa các trường chưa thực sự tốt, không tạo thành mạng lưới thống nhất và phối hợp hiệu quả trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên giữa các ngành đào tạo và giữa trường theo vùng, miền không đồng đều. Hầu hết giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học tập trung tại trường sư phạm ở thành phố lớn, đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Trường sư phạm địa phương thiếu giảng viên đầu ngành có trình độ cao, nhưng thừa giảng viên trình độ trung bình và thấp

Cơ sở vật chất phần lớn trường sư phạm khó đáp ứng cho việc giảng dạy, đào tạo, nâng cao chất lượng. Nguồn tài chính hạn chế, chưa huy động được nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự bất cập giữa chỉ tiêu tuyển sinh của các trường sư phạm với nhu cầu đào tạo giáo viên.

Từ năm 2013 - 2020, chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm luôn cao hơn mục tiêu đề ra. Bộ GD&ĐT cho biết, mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên khá độc lập trong hoạt động đào tạo, chưa thật sự tạo thành một mạng lưới thống nhất, tính liên thông trong hệ thống còn yếu, chưa có sự chia sẻ nguồn lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo giáo viên toàn ngành.

Số lượng các trường cao đẳng sư phạm trong những năm gần đây giảm một phần do thực hiện Nghị quyết 19- NQ/TW về tinh giản đầu mối và biên chế, và thực hiện Luật Giáo dục 2019, yêu cầu trình độ của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở được nâng lên đại học, do đó các trường cao đẳng chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, một số trường cao đẳng sư phạm trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học đa ngành hoặc sáp nhập với các trường cao đẳng địa phương.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.