Cẩn thận với dịch tay chân miệng

(Ngày Nay) - Thống kê từ Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2017 đến nay, số mắc tay chân miệng trong cả nước đã tăng lên hơn 54.000 trường hợp, 23.272 bệnh nhân phải nhập viện. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca nhập viện năm nay tăng 3,4%.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dịch tay chân miệng gia tăng

Riêng tại Hà Nội, TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, trong tuần từ 4-10/9, Hà Nội ghi nhận 31 trường hợp mắc tay chân miệng, trong khi các tuần trước chỉ có từ 6-9 trường hợp mắc bệnh. Điều đó cho thấy, dịch bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu gia tăng. Số ca bệnh tay chân miệng càng có nguy cơ lây lan khi học sinh cả nước đến ngày tựu trường, bắt đầu bước vào một học kì mới.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 155 trường hợp mắc tay chân miệng và không có tử vong. Mặc dù số ca mắc giảm 87% so với cùng kỳ năm 2016 nhưng theo ông Cảm, tháng 9- 2 mới là thời điểm “nguy hiểm” mà Hà Nội phải đối mặt với bệnh tay chân miệng.

6 quan niệm sai lầm phổ biến

Mặc dù tay chân miệng là bệnh nhẹ, các triệu chứng sẽ tự khỏi, nhưng bệnh vẫn có thể tiến triển nặng với các biến chứng nguy hiểm nếu người nhà chăm sóc không đúng cách:

Chỉ trẻ nhỏ mới mắc tay chân miệng

Vẫn biết bệnh tay chân miệng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn chiếm khoảng 1% trong số trường hợp mắc. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị tay chân miệng bất cứ lúc nào.

Kiêng cữ quá mức

Đây là quan niệm sai lầm khá phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần kiêng cữ quá mức, các mụn nước bên ngoài da cũng không cần bôi thuốc, việc vệ sinh mụn nước chỉ cần thực hiện 1 lần/ngày, chú ý không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da trẻ bệnh.

Cũng không cần ép trẻ ăn quá nhiều, cho trẻ ăn uống đủ chất để bổ sung protein, kẽm, vitamin A và C nhằm tăng cường hệ miễn dịch.

Chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C, cho trẻ sinh hoạt ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi. Nhiều người ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi càng làm tình trạng bệnh nặng hơn. 

Không cách ly

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước... Khả năng lây nhiễm rất lớn. Bởi vậy, trẻ bị bệnh tay chân miệng phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh.

Để trẻ ở nhà, không cho trẻ có biểu hiện bệnh tay chân miệng đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Nhầm lẫn loét miệng với tay chân miệng

Để phân biệt bệnh loét miệng với tay chân miệng, chỉ cần xem xét những bọng nước đó có xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối của trẻ hay không. Viêm loét miệng bình thường là vết loét nhỏ, xuất hiện ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi.

Nếu thấy có bọng nước, lại xuất hiện các triệu chứng nặng như co giật, đi loạng choạng, nôn ói liên tục, sốt cao khó hạ, gia đình phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm. Nhiều bố mẹ đã dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng.

Cách vệ sinh miệng tốt nhất là cho người bệnh uống nhiều nước, sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và ngủ dậy. 

Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa

Thực tế, bệnh xảy ra cả năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, hàng năm bệnh thường bùng phát vào 2 thời điểm, từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.