Cầu lông chính thức có mặt tại Paralympic Tokyo: 29 năm để giấc mơ thành hiện thực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cầu lông được chọn làm môn thể thao tranh tài Thế vận hội lần đầu tiên tại Barcelona 1992. Thế nhưng, phải 29 năm sau đó, bộ môn này mới được chính thức được đưa vào thi đấu tranh huy chương tại Paralympic Tokyo 2020. Sự xuất hiện của cầu lông tại Paralympic Tokyo 2020 ngày 1/9/2021 được các vận động viên (VĐV) khuyết tật coi như “một giấc mơ đã thành hiện thực”.
Cầu lông chính thức có mặt tại Paralympic Tokyo: 29 năm để giấc mơ thành hiện thực

Sẽ có 90 VĐV khuyết tật đến từ nhiều quốc gia, dự tranh huy chương trong 14 vòng đấu tại sân vận động quốc gia Yoyogi, Tokyo. “Thật sự là một quãng thời gian quá dài. Tôi đã chờ đợi nó suốt 14 năm” - Tuyển thủ người Anh Krysten Coombs, 30 tuổi cho biết - “Tôi từng tham gia những giải đấu với cấp độ thấp hơn từ năm 2008 và hôm nay giấc mơ đã thành hiện thực khi tôi có mặt tại Paralympic”.

Được biết, trận đấu cầu lông đầu tiên trong lịch sử Paralympic đã diễn ra ngày 1/9, giữa tay vợt người Đức Valeska Knoblauch và đồng hương Elke Rongen. Qua các set đấu, Knoblauch đã giành chiến thắng với tỉ số cách biệt 21-7 và 21-8.

Chia sẻ cảm xúc sau trận đấu, hạt giống thứ 3 của giải cho biết “cảm giác chiến thắng rất tuyệt vời”. “Tôi rất lo lắng vì trận đấu này có tầm quan trọng khác với những giải đấu tôi từng tham gia”, Knoblauch nói thêm.

“Đây quả thực là cuộc hành trình dài." Thomas Lund, Tổng thư ký của Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF, xúc động chia sẻ sau trận đấu đầu tiên. "Chúng tôi đã chuẩn bị rất lâu cho giải đấu lần này và thật tuyệt vời khi chứng kiến thời khắc trái cầu đầu tiên bay vút lên không trung”,

Cầu lông chính thức có mặt tại Paralympic Tokyo: 29 năm để giấc mơ thành hiện thực ảnh 1

Ban tổ chức đang chuẩn bị trước trận đấu cầu lông đầu tiên tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Tokyo 2020. (Ảnh: AFP)

Cầu lông cũng tạo nên cảnh tượng đặc biệt tại Paralympic năm nay với hai sân đấu được thiết lập cho các vận động viên sử dụng xe lăn và hai sân khác dành cho các vận động viên chơi đứng. Điểm khác biệt chính là các trận đấu đơn dành cho xe lăn đã diễn ra trên một khu vực chơi bằng một nửa chiều rộng của sân.

Cầu lông có xuất xứ từ Anh quốc, nơi môn thể thao này được sáng tạo ra nhằm mục đích giải trí và phục hồi chức năng. Năm 1995, Hiệp hội Cầu lông Quốc tế dành cho người khuyết tật được thành lập rồi sau đó được sát nhập với BWF. Hiện nay, liên đoàn này đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên khắp các châu lục.

Cũng giống như tất cả các môn thể thao khác tại Paralympic, các VĐV cầu lông sở hữu rất nhiều câu chuyện cảm động về ý chí vươn lên, biến bi kịch thành chiến thắng vinh quang.

Ritah Asiimwe, tay vợt số Một Uganda, người đã thức dậy trong bệnh viện và phát hiện mình không còn cánh tay phải sau một vụ tấn công năm 2005, cho biết: “Tôi vô cùng phấn khích khi có mặt tại Paralympic lần này cùng với những cầu thủ có kinh nghiệm nhất thế giới”.

Các trận tranh tài môn cầu lông tại Paralympic Tokyo 2020 năm nay gồm 6 hạng mục. Trong đó, WH1 là hạng dành cho VĐV suy giảm chức năng cả chi dưới và thân. WH2 dành cho VĐV khuyết tật ở một hoặc cả hai chi dưới hoặc không có thân. SL3 dành cho VĐV đứng đánh được nhưng do mất một hoặc cả 2 chi nên chạy thăng bằng kém. SL4A dành cho VĐV bị khuyết tật ít hơn so với hạng SL3, có khả năng chạy thăng bằng ở mức tối thiểu. SU5 dành cho VĐV bị khuyết tật ở chi trên. SH6 dành cho VĐV có vóc dáng thấp bé do di truyền thường được gọi là “lùn”.

Cầu lông chính thức có mặt tại Paralympic Tokyo: 29 năm để giấc mơ thành hiện thực ảnh 2

Megan Hollander của Hà Lan trong trận đấu với Beatriz Monteiro của Bồ Đào Nha vào ngày 1 tháng 9 năm 2021. (Ảnh: AFP)

Megan Hollander, tay vợt dự tranh ở hạng mục SU5 người Hà Lan bày tỏ vui mừng khi vẫn có thể tới Tokyo vào mùa hè này, sau khi bị rách dây chằng mắt cá chân vào hồi tháng Năm.

Tay vợt Thomas Jakobs của Pháp, người sẽ thi đấu cả hai nội dung đơn và đôi trong hạng mục WH2 dành cho nam đã chia sẻ niềm vinh dự vì được tham gia Paralympic 2020: “Tôi tự hào được là một trong những người đầu tiên. Tất cả các tay vợt đều đang bắt đầu cuộc phiêu lưu Paralympic của mình. Tất cả chúng tôi đều bình đẳng”, tay vợt nam đứng trong top 15 thế giới, nói.

Theo The Straitstimes
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.