'Một cửa sổ mở ra': Nhìn lại kỳ Paralympic đầu tiên của Tokyo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tokyo là thành phố đầu tiên hai lần tổ chức Paralympic, đối với vận động viên khuyết tật Kondo Hideo, việc tham gia kỳ Thế vận hội năm 1964 đối với ông là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời.
Lễ khai mạc Paralympic Tokyo 1964. Ảnh: Nippon
Lễ khai mạc Paralympic Tokyo 1964. Ảnh: Nippon

Theo các sử gia thể thao, kỳ Paralympic đầu tiên của Tokyo đã giúp phá bỏ các rào cản đối với việc chấp nhận người khuyết tật ở Nhật Bản, và kỳ Thế vận hội năm nay mang đến cơ hội để nêu bật và giải quyết những khó khăn còn tồn đọng.

Đối với ông Kondo, người đã thi đấu các môn bắn cung, bóng rổ xe lăn và điền kinh, kỳ Thế vận hội năm 1964 là một bước ngoặt sau nhiều năm là đối tượng của sự thương cảm hơn là tôn trọng.

"Một cánh cửa sổ đột nhiên mở ra trong cuộc đời tôi sau khi tham gia Paralympics", người đàn ông 86 tuổi nói.

Ông Kondo đã sử dụng xe lăn từ năm 16 tuổi, sau khi mắc một chấn thương tủy sống khi làm việc ở một mỏ than.

'Một cửa sổ mở ra': Nhìn lại kỳ Paralympic đầu tiên của Tokyo ảnh 1

Ông Kondo Hideo cho biết kỳ Paralympic 1964 đã thay đổi nhận thức của ông mãi mãi. Ảnh: AFP

Trước khi được mời tham gia Thế vận hội 1964 bởi Nakamura Yutaka, một bác sĩ đã vận động để đưa Paralympic đến Tokyo, Kondo đã sống tại một cơ sở phục hồi chức năng ở miền Tây Nhật Bản.

"Nhân viên của cơ sở đó rất tốt bụng, họ thường đưa chúng tôi đến nhiều nơi khác nhau, bao gồm cả những bãi biển, nhưng đều là những nơi vắng vẻ", ông Kondo hồi tưởng. "Chúng tôi bơi ở một bãi biển khuất sau những cây thông, nơi chúng tôi quan sát một đám đông đang bơi ở một bãi biển khác ở phía xa. Đó là lúc tôi nhận ra họ không muốn chúng tôi bị công chúng soi mói."

Trải nghiệm đổi đời

Tại kỳ Thế vận hội năm 1964, có 378 vận động viên tham gia tranh tài tại 9 môn thể thao trong vòng 5 ngày. Đây mới chỉ là kỳ Thế vận hội thứ hai sau Rome 1960, và là Thế vận hội đầu tiên có từ "Paralympic" được sử dụng.

Đối với ông Kondo, việc tham dự Paralympic đem tới một loạt trải nghiệm mới, từ chuyến bay đầu tiên, đến lần đầu tiên đi xe buýt mà không cần phải ra khỏi xe lăn.

Ở trong làng vận động viên, lần đầu tiên ông có thể sử dụng phòng tắm mà không cần sự trợ giúp của người khác.

'Một cửa sổ mở ra': Nhìn lại kỳ Paralympic đầu tiên của Tokyo ảnh 2

Một trận thi đấu bóng rổ tại Paralympic Tokyo 1964. Ảnh: AFP

Điều đó đã giúp Kondo nhận ra rằng "với một môi trường thích hợp, những người khuyết tật có thể có một cuộc sống tự lập không khác gì những người bình thường."

Ông tiếp tục làm việc cho chính quyền địa phương ở thành phố Machida, phía tây Tokyo, nơi thị trưởng cam kết sẽ đưa nhu cầu của những người sử dụng xe lăn vào quá trình tái phát triển của thành phố.

"Không có kế hoạch xây dựng nào có thể được thực hiện nếu không có dấu ấn cá nhân của tôi," ông Kondo cho biết.

Vận động viên này đã yêu cầu loại bỏ các các bậc thang thông thường, lắp đặt lối đi cho người sử dụng xe lăn.

"Công việc này là bước đầu tiên lịch sử mở đường cho việc cải thiện khả năng tiếp cận của người khuyết tật trên toàn quốc", ông Kondo nói. “Những gì chúng tôi đang làm là quy hoạch thành phố không rào cản đầu tiên của Nhật Bản."

Những vận động viên siêu phàm

Chuyên gia xã hội học thể thao Watari Tadashi cho biết trước năm 1964, không có sự kiện thể thao nào của Nhật Bản dành cho người khuyết tật, những người thường bị loại ra khỏi xã hội.

“Nếu một đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật, gia đình sẽ cảm thấy xấu hổ và giam cầm chúng trong nhà", ông Watari cho biết. "Khi Paralympic được tổ chức, dư luận nhận ra khoảng cách giữa Nhật Bản và các nước phát triển về thể thao và các cơ hội khác cho người khuyết tật."

'Một cửa sổ mở ra': Nhìn lại kỳ Paralympic đầu tiên của Tokyo ảnh 3

Chỉ có 378 vận động viên tham gia Paralympic Tokyo năm 1964, trong khi kỳ Thế vận hội năm nay có hơn 4.000 vận động viên tranh tài. Ảnh: AFP

Cũng theo ông Watari, kỳ Paralympic mùa đông năm 1998 ở Nagano là một sự kiện mang tính bước ngoặt, khi truyền thông Nhật Bản đưa tin về sự kiện này dưới dạng tin tức thể thao thay vì các vấn đề xã hội.

Mặc dù kỳ Paralympic năm nay tập trung vào các vấn đề còn tồn tại trong vấn đề hòa nhập, nhưng người khuyết tật Nhật Bản đã có phản ứng trái chiều.

"Một số người cảm thấy những vận động viên giành huy chương là siêu nhân ở một thế giới xa xôi, không liên quan gì đến họ", Watari nói.

Ông Kondo cũng thừa nhận rằng chế độ tập luyện của các vận động viên hiện nay vượt trội hơn và "màn trình diễn kỷ lục của họ là không thể so sánh với thời của tôi."

Bất chấp những bước tiến lớn trong quá khứ và hiện tại, sự cô lập xã hội vẫn là một vấn đề lớn đối với nhiều người khuyết tật, ông Kondo chỉ ra.

"Tôi nghe thấy các bình luận viên truyền hình cổ vũ các vận động viên, nói rằng họ rất xúc động trước màn trình diễn của họ, nhưng tôi tự hỏi tác động của họ sẽ như thế nào đối với xã hội Nhật Bản khi Paralympic này kết thúc", cựu vận động viên nói.

Theo AFP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.