Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên “Quả Cầu Vàng” do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trao cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Hai nhà khoa học trẻ: Thạc sĩ Vũ Anh Tài (bên trái), Tiến sĩ Phạm Thanh Giang |
Năm 2014, giải thưởng được triển khai rộng rãi trong cả nước và xét trao trong 4 lĩnh vực: Công nghệ thông tin và Truyền thông; Công nghệ y-dược; Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường. Vượt qua 50 hồ sơ của 26 đơn vị đề cử, gồm 21 tỉnh, thành, 5 Bộ, Ngành, Đoàn trực thuộc.
Năm 2012-2013, anh chủ nhiệm đề tài NAFOSTED “Nghiên cứu một số phương pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng không dây AD HOC và ứng dụng” và chủ nhiệm đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Ứng dụng lưới và đám mây điện toán để tính sẵn các kịch bản lan truyền sóng thần có thể xáy ra tại khu vực biển Đông nhằm phục vụ công tác cảnh báo”. Năm 2014 anh được vinh danh tài năng trẻ trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
Thạc sĩ Vũ Anh Tài, sinh ngày 7/11/1980 tại Thái Bình, từng là học sinh giỏi cấp quốc gia ngành Sinh học và là tác giả hoặc đồng tác giả của 35 công trình khoa học đã công bố. Anh cũng là chủ nhiệm hoặc thành viên chính của 35 đề tài khoa học và công nghệ các cấp, trong đó: chủ nhiệm 04 đề tài cấp Viện, 05 đề tài do Tropical Forest Trust tài trợ, 02 đề tài do FFI tài trợ, 01 đề tài do WWF tài trợ; chủ trì 04 đề mục thực vật trong các đề tài cấp Bộ. Trong quá trình hoạt động khoa học của mình, anh đã phát hiện 02 chi mới, 06 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam, các loài này chủ yếu phân bố trên dãy Hoàng Liên Sơn, tập trung tại vùng phụ cận đỉnh Phan Si Păng (tỉnh Lào Cai).
Tất cả đều phân bố ở những địa hình hiểm trở. Trong đó, hai chi mới phát hiện có ý nghĩa khoa học lớn bởi nó chỉ ra tính liên tục và kế thừa của dãy Hoàng Liên Sơn và hệ thực vật Bắc Việt Nam, khởi nguồn từ vận động kiến tạo của dãy Himalya và luồng di cư thực vật Himalaya - Đông Dương.
Một loài mới có ý nghĩa kinh tế cao nhưng chưa được sử dụng ở Việt Nam, được ứng dụng trong công nghệ nhuộm và đánh bóng kim loại, làm thuốc (loài Rubia tinctorum), loài này cũng phân bố phổ biến và có khả năng thu hái, khai thác. Anh là người đầu tiên khám phá các giông núi dốc đứng ở gần Phan Si Păng (đều cao trên 3000 m) để tìm ra loài cây gỗ mới cho hệ thực vật Việt Nam, loài Viburnum cordifolium Wall. ex DC. (Vót lá tim) thuộc họ Kim ngân - Caprifoliaceae (2005).
Bên cạnh đó, anh còn là nhà thực vật Việt Nam đầu tiên, nhà sinh vật học Việt Nam đầu tiên khám phá hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), hang động lớn nhất thế giới, giải thích được các hiện tượng thực vật như hiện tượng “cây gầy”, hiện tượng “rễ chống” các các loài thực vật mọc ở trong hang.
Anh từng tham gia đoàn làm phim khoa học của National Geographic và BBC về hang Sơn Đoòng và lần đầu tiên mô tả một “khu rừng nhiệt đới trong hang động”. Ngoài ra, anh cùng bạn bè thành lập Website Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, http://www.botanyvn.com, một diễn đàn mở tập hợp đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực thực vật học, có hàng chục cộng tác viên trong và ngoài nước cung cấp và cập nhật thông tin.