Chiều đông ở cao nguyên đá

 Tôi ngược cao nguyên đá một chiều Đông, vùng đất xa xôi nơi biên cương Tổ quốc, thuộc 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Hành trình hơn 150km từ thành phố Hà Giang trên con đường Hạnh Phúc (Quốc lộ 4C), chúng tôi qua những cổng trời và biết bao khúc cua hiểm trở. Nhọc nhằn là thế, song lại rất hứng khởi khi được chứng kiến những bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ và quan trọng hơn là được mắt thấy, tai nghe sự kiên cường, những câu chuyện đầy xúc động về sự vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số cực Bắc.
Cột cờ Lũng Cú. Ảnh: Phạm Thị Ngoan
Cột cờ Lũng Cú. Ảnh: Phạm Thị Ngoan

Với tôi, cao nguyên đá có rất nhiều kỷ niệm, bởi hơn 10 năm trước, tôi đã từng có thời gian ngắn làm việc, gắn bó với mảnh đất này. Những chuyến công tác lên cao nguyên tuy vất vả nhưng luôn đong đầy hạnh phúc và tạo cơ hội cho những người trẻ như tôi có được những trải nghiệm đáng quý, đáng nhớ với bao điều mới lạ.

Chuyển công tác về xuôi, nhưng nỗi khắc khoải, khát khao được thăm lại cao nguyên đá vẫn luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi. Và chính cảnh vật, thiên nhiên, con người vùng cao nguyên đá đã thôi thúc tôi trở lại. Hà Giang mùa nào cũng đẹp và có những sức quyến rũ riêng, nhất là tình người ở đó thật ấm áp, chân tình. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song đồng bào các dân tộc vốn rất chất phác và mến khách, phong tục, tập quán cũng rất phong phú, sinh động, đậm đà bản sắc. Có lẽ đó là lý do chính khiến tôi vấn vương và luôn mong chờ có dịp được trở lại Hà Giang.

Sau hơn 10 năm, hôm nay ngược vùng đất quen cũ, trong tôi vẫn còn nguyên một cảm giác vừa hồi hộp, vừa xúc động và đương nhiên vẫn còn cả một nỗi sợ hãi bởi đèo cao, vực thẳm. Cảnh vật và những khúc cua như những nếp gấp trên tay áo dường như không thay đổi, nó khiến bất cứ ai cũng phải say lòng và có thể... say cả xe. Vẫn những con đường đèo vắt vẻo uốn lượn ngoằn ngèo, vách đá cheo leo khiến xe chúng tôi rung lắc liên tục.

Cơn gió lạnh tê tái lùa về như cắt da cắt thịt, một “sa mạc đá” núi tai mèo trập trùng toàn màu xám xịt, sương mù đặc quánh, xe ô tô dò từng mét đường để đi giữa trời sương mù. Và cũng thật  tuyệt vời, mỗi khi lên đến cổng trời, đứng nơi đó thả hồn mà ngỡ như mình đang cưỡi gió ngắm trần gian, vi vu gió thổi như nghe khúc nhạc huyền diệu. Tất cả những điều đó cũng đủ để nói lên sự khắc nghiệt lẫn vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, nhiều màu sắc tuyệt vời của miền đất biên cương.

Cao nguyên đá vẫn thật đáng yêu và mùa nào cũng vậy, đáng yêu từ các vườn tam giác mạch bung nở trắng hồng, các thửa ruộng bậc thang ôm vòng quanh mỗi quả núi, các ngôi nhà sàn gỗ óng lên màu thời gian, cho đến các thiếu nữ dân tộc Dao, Lô Lô, Mông... mắt ướt mượt sóng sánh, má cứ hồng lên dưới nắng mới. Những em bé vùng cao mũm mĩm căng tròn; những bà, những chị leng keng vòng bạc và cả mùi hương thảo quả ngan ngát khắp không gian. Chúng tôi bị cuốn hút bởi những chợ phiên rực rỡ sắc màu, các chàng trai người Mông đang gọi người yêu qua tiếng sáo, tiếng khèn nghe sao mà tha thiết, sâu lắng đến thế.

Lên cao nguyên đá, ta cũng tự hào hơn khi được chinh phục các bậc đá trên núi Rồng để được đặt chân đến cột cờ Lũng Cú thiêng liêng của Tổ quốc. Được chinh phục “Đệ nhất hùng quan” (đỉnh Mã Pì Lèng), ngắm dòng Nho Quế xanh biếc và như một dải lụa mềm mại vắt ngay đưới chân mình...

Đồng bào vùng cao nguyên đá có câu “Sống trên đá, chết vùi trong đá”. Với ¾ diện tích là núi đá, việc canh tác sản xuất của bà con gặp vô cùng khó khăn, trắc trở. Thật không thể tin nổi, nếu không được trực tiếp chứng kiến cảnh tượng người dân phải cày trên những nương đá, hay gùi đất đổ vào từng hốc đá tai mèo (đồng bào gọi là thổ canh hốc đá) để trồng ngô, gieo hạt dền hay hạt tam giác mạch. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây vật lộn, kiên cường và mạnh mẽ với thiên nhiên khắc nghiệt để mưu sinh, vậy mà đá cũng chẳng phụ công người. Lưng chừng núi kia, người dân vẫn chăm lo sản xuất. Những bãi ngô xanh mượt vẫn nở hoa, cho bắp, những ruộng bậc thang có hình hài như chiếc váy của thiếu nữ người Mông vẫn đều đặn cho mùa vàng. Hạt tam giác mạch cũng bật lên từ hốc đá, kết hoa rực rỡ, mang lại sự sống và vẻ đẹp hút hồn cho miền đất khó.

Người bạn cùng quê miền xuôi với tôi tên Phương đang làm việc ở nhà máy thủy điện Nho Quế (Mèo Vạc) dẫn đoàn chúng tôi thăm thú cao nguyên đá kể rằng: Vào mùa khô, đến nước ăn cho đồng bào cũng không đủ, nói chi đến việc giặt giũ, tắm rửa. Một chậu nước họ phải tận dụng để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Để giúp đồng bào khắc phục phần nào sự khó khăn về nước sinh hoạt, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng những chiếc bể treo tích nước trên cao nguyên này. Bà con ở đây vẫn gọi rượu là nước, nước sinh hoạt có thể thiếu, nhưng rượu thì lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Mỗi khi có khách quý đến thăm, rượu chính là thứ không thể thiếu để đưa ra mời, đó là tấm chân tình bao đời nay còn lưu giữ ở cao nguyên đá.

Cuối tháng 11, khắp cao nguyên đá tràn ngập sắc màu của hoa tam giác mạch, hoa dền trải dài mênh mông đã phần nào xua đi cái màu xám xịt, u ám rất đặc trưng ở cõi đá. Du khách tha hồ ngắm nhìn muôn ngàn sắc hoa rực rỡ. Với đồng bào nơi đây, tam giác mạch là lương thực cứu đói cho những ngày giáp hạt, hạt mạch để xay bột làm bánh, nấu rượu, cây non dùng làm rau xanh để ăn. Cảnh đẹp, tình người ấm áp, nhưng ở cao nguyên đá còn đọng lại trong tôi cả những điều trăn trở. Trên suốt cung đường, thi thoảng chúng tôi gặp hình ảnh những em bé vùng cao với đôi mắt trong veo, quần áo mỏng manh trong giá lạnh đứng ven đường chờ đợi những quà tặng của du khách ban phát mà lòng thấy đượm buồn. Có em còn phải phụ giúp bố mẹ gùi những bó cỏ to hơn cả người mang về cho trâu bò ăn, hoặc ôm những bó hoa tam giác mạch ngồi chờ bên đường để bán cho du khách...

Từ khi cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu (năm 2010), khách du lịch trong và ngoài nước đã đến nơi đây nhiều hơn. Đồng bào dân tộc vùng cao cũng có cơ hội được mở rộng giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế với thế giới bên ngoài. Cơ sở vật chất hạ tầng, điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư nhiều nhằm nối gần hơn giữa vùng trung tâm với các bản làng. Du lịch đã mở ra những hướng đi mới cho phát triển kinh tế, xã hội vùng cao nguyên đá, đời sống của đồng bào không ngừng được cải thiện. Cái đói, cái nghèo cũng đã dần rời xa.

Và tôi thầm nhủ rằng, mình cần có thêm nhiều chuyến đi đến cao nguyên đá để thấy tự hào, thấu hiểu, đồng thời thêm yêu, trân trọng và khâm phục những con người nơi mảnh đất biên cương cực Bắc.

Theo Báo Biên phòng
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.