Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cam kết phục dựng các di tích lịch sử bị tàn phá

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 17/2, Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Nuri Ersoy khẳng định các di tích lịch sử bị tàn phá trong thảm họa động đất ở nước này sẽ được khôi phục.
 Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cam kết phục dựng các di tích lịch sử bị tàn phá

Phát biểu với các phóng viên bên ngoài Bảo tàng Khảo cổ Antakya, Bộ trưởng Mehmet Nuri Ersoy cho biết huyện Antakya là một mảnh ghép quan trọng, là nơi các tín ngưỡng giao lưu. Ông khẳng định Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu trách nhiệm với mọi công trình đã đăng ký trong khu vực và nỗ lực phối hợp để phục dựng các cơ sở có ý nghĩa quan trọng này.

Bộ trưởng Ersoy cho biết thêm các di tích lịch sử ở Antakya đã được xác nhận và đánh dấu để các đội dọn dẹp hiện trường động đất tránh làm tổn hại tới các di tích này. Bộ trên sẽ bắt đầu thực hiện các dự án khôi phục các di tích bị tàn phá ngay từ tháng 3 tới.

Cùng ngày, Bộ trưởng Môi trường và Quy hoạch đô thị Thổ Nhĩ Kỳ Murat Kurum cho biết 84.726 tòa nhà đã bị đổ sập, có nguy cơ sập hoặc bị hư hại nghiêm trọng sau trận động đất ngày 6/2. Trận động đất có tâm chấn tại tỉnh Kahramanmaras đã ảnh hưởng tới 10 thành phố gần đó. Trong số những vùng bị tàn phá có cả các khu định cư lâu đời nhất ở Anatolia và nhiều di tích lịch sử.

Huyện Antakya, thuộc tỉnh Hatay ở miền Nam, là một trong những địa phương bị tàn phá nặng nề nhất. Ra đời từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Antakya đã từng là nơi hình thành nhiều nền văn minh, từ thời Alexander Đại đế tới Đế chế Ottoman và cũng là một trong những trung tâm sớm nhất của đạo Thiên Chúa. Nơi đây có một trong những nhà thờ lâu đời nhất trên thế giới, nhà thờ St. Pierre nằm trong hang đá, được tin là có từ năm 38 sau Công nguyên. Rất may mắn, công trình này đã đứng vững trong trận động đất tuần trước.

Tuy nhiên, đền thờ Habib-i Najjar ở Antakya đã bị phá hủy hoàn toàn. Trở thành đền thờ từ năm 638 sau Công nguyên khi người Arab theo đạo Hồi đến tiếp quản Antakya, Habib-i Najjar được coi là đền thờ Hồi giáo đầu tiên trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Một đền thờ nổi tiếng khác cũng bị tàn phá trong trận động đất vừa qua là đền Ulu, được xây dựng từ thế kỷ 16. Nhà thờ các thánh Peter và Paul ở trung tâm Antakya cũng bị phá hủy. Nhà thờ được xây dựng lần đầu vào những năm 1830 với kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ trước khi đổ sập trong trận động đất năm 1872. Sau đó, một nhà thờ bằng đã được dựng lên thay thế nhà thờ cũ vào đầu những năm 1900 nhưng cũng không thể đứng vững trong trận động đất có độ lớn 7,8 vừa qua.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).