Chuyên gia văn hóa, kinh tế: 'Công trình văn hóa sẽ nâng tầm giá trị của Hồ Tây'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tăng thêm không gian xanh, chỉnh trang các khu vực dân cư, làng xóm giữ đặc trưng truyền thống, bảo tồn các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn giáo, kiến tạo công trình văn hóa mang tính điểm nhấn, Quy hoạch chi tiết trung tâm bán đảo Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, tỷ lệ 1/500 hướng tới mục tiêu xây dựng một công viên văn hóa công cộng, nơi các tòa nhà và cây cối đan xen, hòa vào nhau tạo nên một điểm đến xanh, hấp dẫn và thú vị cho mọi người.

Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu văn hoá và các kiến trúc sư “lão làng” đã nêu ý kiến quanh quy hoạch này.

“Đầu tư cho văn hoá là phù hợp với lịch sử cũng như là nhu cầu, là động lực để đất nước phát triển”

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế PGS.TS Trần Đình Thiên thì việc xây dựng một công trình văn hóa đẳng cấp thời điểm này là vấn đề phải được đặt ra và thảo luận nghiêm túc. “Đừng mãi theo phương cách cổ truyền: "Cơm chưa no đã đi nhảy múa". Đấy là cách nghĩ có phần hợp lý trong điều kiện hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cách nghĩ ấy là cách nghĩ phần nhiều hướng về quá khứ chứ không phải cách nghĩ cho tương lai. Chúng ta hãy nâng cao giá trị con người lên, kéo đất nước đi cùng thế giới. Thời gian triển khai thực tế có thể lùi lại một tý, nhưng câu chuyện thảo luận vẫn phải đặt ra, phải bàn luận sớm. Thậm chí tôi nghĩ, ai mà "điên rồ" đứng ra làm việc này bây giờ thì Hà Nội phải chớp ngay thời cơ. Nếu ai sẵn lòng làm, thì hưởng ứng luôn đi”. Ông chia sẻ thêm: “Gần đây, chúng ta bàn nhiều đến công nghiệp văn hóa, đặc biệt là Hà Nội, để phát triển kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa. Tôi cho rằng, Hà Nội đang bàn đúng hướng, đất nước này đang bàn đúng hướng”.

Chuyên gia văn hóa, kinh tế: 'Công trình văn hóa sẽ nâng tầm giá trị của Hồ Tây' ảnh 1
PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định Hà Nội đang bàn đúng hướng về công nghiệp văn hóa.

Đồng quan điểm với PGS.TS Trần Đình Thiên, Giáo sư sử học Dương Trung Quốc khẳng định, đã được 70 năm tính từ ngày Thủ đô Hà Nội giải phóng, chúng ta chưa có một công trình nào thực sự xứng đáng, và đầu tư cho văn hoá là điều phù hợp với lịch sử cũng như là nhu cầu, là động lực để đất nước phát triển. “Thời đại của chúng ta cho thấy rất rõ rằng văn hóa là một nguồn lực, là động lực mà đôi khi ta phải nói ngược lại là "lễ nghĩa sinh phú quý". Điều đó chứng minh không chỉ riêng ta mà cả trên thế giới, sức mạnh văn hóa – sức mạnh mềm - nhiều khi còn lớn hơn cả sức mạnh cứng, hơn cả vũ khí, hơn cả tiềm lực kinh tế. Đương nhiên nó phải đi đôi với nhau, nó là sự hỗ trợ, tương hỗ với nhau” – Giáo sư chia sẻ.

Cần học Bắc Kinh, Singapore… để tạo nên những công trình để đời

Trong quy hoạch khu vực bán đảo Quảng An, nhà hát nổi trên hồ Đầm Trị là dự án nhận được quan tâm nhiều nhất. Có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí, thiết kế, và cũng nhiều người cảm thấy nghi ngờ, e ngại là mượn không gian đấy để thực hiện những "lợi ích nhóm" nào đó, khi dự án được sử dụng nguồn vốn xã hội hoá và hiện đang cân nhắc sử dụng thiết kế của kiến trúc sư người Ý Renzo Piano. Thực tế, nhà hát là một công trình thuộc quần thể không gian văn hoá tại trung tâm bán đảo Quảng An, cùng với rất nhiều công trình điểm nhấn khác như trục đường đi bộ, quảng trường lớn, không gian triển lãm nghệ thuật, khuôn viên cây xanh kết nối với khu vực tâm linh…

Về vấn đề dùng chi phí xã hội hoá để thực hiện dự án, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng với công trình biểu tượng của thủ đô, quốc gia thì hình thức vốn xã hội hóa là điều tất yếu, quan trọng là chọn được những nhà đầu tư có tính chuyên nghiệp cao, tương xứng với vị trí công trình. “Theo tôi, các doanh nghiệp không phải không có tinh thần cống hiến. Khi đạt tới mức độ nào đó, họ cũng muốn để đời một cái gì đó, thực tế công trình lớn trên thế giới đều tương tự, mang dấu ấn cá nhân, nhân vật nào đó”, ông nói.

Chuyên gia văn hóa, kinh tế: 'Công trình văn hóa sẽ nâng tầm giá trị của Hồ Tây' ảnh 2
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đã xây dựng công trình tầm cỡ, đừng e ngại.

Theo quy hoạch của thành phố, nhà hát sẽ là một công trình điểm nhấn và trở thành biểu tượng văn hoá của thành phố Hà Nội cũng như cả nước. Để trở thành biểu tượng, thì vị trí, thiết kế và người làm nên thương hiệu cho nhà hát là hết sức quan trọng.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, chúng ta cần học Bắc Kinh hay Singapore khi họ sẵn sàng mời những kiến trúc sư giỏi nhất thế giới đến xây ở những khu vực trung tâm nhất để tạo nên những công trình để đời và có đủ khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa hiện đại, đương đại. Ông cũng nói thêm: “Phải đầu tư vào thiết kế, người thiết kế phải thuộc hàng giỏi nhất thế giới. Và ta đừng lãng phí, việc chi tiêu cần thiết ta vẫn phải chi tiêu. Hiện Thủ đô Hà Nội như này mà chúng ta vẫn chưa có nổi một cái bảo tàng nổi tiếng”.

Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn cũng khẳng định nhà hát là một công trình nghệ thuật kiến trúc mang tính biểu tượng văn hóa đỉnh cao trong các công trình kiến trúc. Nhà hát không chỉ thực hiện chức năng là nơi trình diễn nghệ thuật chất lượng cao mà còn là nơi trình diễn nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa đỉnh cao, là nơi đến của mọi người vì nền văn hóa và nghệ thuật. “Với đặc trưng đó, công trình Nhà hát luôn đi cùng với tên tuổi, tài năng của kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, có thành tựu mang tầm quốc tế. Kiến trúc sư Renzo Piano là người đáp ứng yêu cầu đó bởi các tác phẩm lừng danh của ông trên khắp thế giới, là điểm đến để chiêm ngưỡng của khách du lịch từ muôn phương”.

Chuyên gia văn hóa, kinh tế: 'Công trình văn hóa sẽ nâng tầm giá trị của Hồ Tây' ảnh 3
Bản thiết kế Nhà hát Opera Hà Nội của KTS lừng danh người Ý Renzo Piano.

Đưa các công trình về đúng với vị thế và phải là biểu tượng của văn hóa, của đất nước

Liên quan tới vị trí quy hoạch khu trung tâm văn hoá nghệ thuật tại Hồ Tây, các chuyên gia đều cho rằng đây là việc đại sự. Hồ Tây chính là một viên ngọc của thủ đô, với nhiều di sản về văn hoá, tâm linh của người Hà Nội. Từ quy hoạch trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, có vài ý kiến mong muốn khu vực Hồ Tây được gìn giữ nguyên hiện trạng. Theo các chuyên gia kinh tế và văn hoá, đã xây tại khu vực Hồ Tây thì cần đưa các công trình về đúng với vị thế và phải là biểu tượng của văn hóa, của đất nước.

Về hiện trạng tại khu vực Hồ Tây hiện nay, một số bài báo gần đây phản ánh tình trạng nước hồ ô nhiễm, thậm chí sen khó có thể sống hồ Đầm Trị, bên cạnh đó tình trạng lấn đất xây dựng kinh doanh tạm bợ đang khiến Hồ Tây đã mất đi vẻ đẹp nguyên bản. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Hồ Tây là một thắng cảnh tuyệt đẹp nhưng trong một thời gian rất dài chúng ta buông lỏng quản lý, biến nó thành một khu dân cư cực kỳ đông đúc. Trừ những công trình tín ngưỡng, tôn giáo mà chúng ta còn giữ lại được thì hầu như không có một công trình văn hóa nào cả. “Nếu có một công trình văn hóa có kiến trúc mang tính đặc trưng, tiêu biểu, ở trình độ rất cao thì tôi nghĩ nó sẽ làm nâng giá trị của cả khu vực Hồ Tây lên. Và đó là điểm nhấn cho Thủ đô trong thời kỳ đang thu hút du lịch, đáp ứng nhu cầu văn hóa”, nhà sử học Dương Trung Quốc nói.

Dưới góc độ một nhà kinh tế học, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng khẳng định: “Khu vực Hồ Tây hiện giờ đang tổ chức phát triển rất lãng phí. Hồ Tây được ví như một viên ngọc, nhưng ngoài mấy cái nhà hàng nổi ra thì có gì khác không? Tây Hồ là vùng đất thiêng, có cảnh quan không gian, có bề dày văn hóa bởi những ngôi làng cổ ven hồ, có sen hồ tây, có huyền thoại về Dâm Đàm, Lãng Bạc… Nhưng tất cả vẫn chưa thể khai thác phát triển đúng tầm. Cho nên, đừng ngại bàn luận hay vấp phải những ý kiến trái chiều. Ý tưởng nào tốt cho Hà Nội thì rất nên ủng hộ”.

Chuyên gia văn hóa, kinh tế: 'Công trình văn hóa sẽ nâng tầm giá trị của Hồ Tây' ảnh 4
Tình trạng ô nhiễm đáng báo động ở Hồ Tây.

Ở một góc nhìn khác về quy hoạch, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng Hồ Tây là vị trí thích hợp, mang tầm mới cho Hà Nội về một công trình văn hoá mới. Ông nói thêm: “Phải khẳng định khu vực đang xem xét xây dựng nhà hát phù hợp với định hướng quy hoạch nói chung và phù hợp với định hướng chỉ đạo 30 năm nay. Quy hoạch lần này là sự tái khởi động cần thiết và đáng hoan nghênh”.

Củng cố cho lập luận về quy hoạch khu vực Hồ Tây, PGS.TS Bùi Hoài Sơn – ĐBQH TP.HN, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục cho rằng, xây dựng một công trình văn hoá lớn như nhà hát tại Hồ Tây - địa điểm này đã thuộc về quy hoạch, tức là đã được tính toán rất kỹ lưỡng rồi. Ông chia sẻ: “Việc xây dựng một nhà hát opera ở Hồ Tây là một công trình hết sức quan trọng đối với Hà Nội, không chỉ tạo nên biểu tượng mới cho thủ đô, giúp phát triển văn hoá, mà còn tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa được tiến hành ở nhà hát này. Nhà hát opera không có nghĩa là chỉ hát opera, câu chuyện này rất quan trọng.”

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?