Chuyển hóa nguồn lực thành 'sức mạnh mềm' văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thuật ngữ “Sức mạnh mềm văn hóa” đã được đưa ra trong văn kiện chính thức của Đảng. Điều này đã thể hiện bước đột phá trong tư duy nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập, phát triển đất nước ở mọi lĩnh vực. Đây thực sự vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường trong giai đoạn hiện nay.
Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN
Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN

Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam

Theo Bộ Văn hóa, Thể thoa và Du lịch: Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (22/8/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Với văn hóa, không có sự cao thấp, chỉ có sự đa dạng. Sức mạnh mềm của Việt Nam được thể hiện trước hết ở sức hấp dẫn, tỏa ra từ các giá trị văn hóa gồm các giá trị vật thể, phi vật thể, giá trị tinh thần và giá trị con người Việt Nam. Chúng ta phải phát huy được những giá trị đó để tạo nên “thương hiệu” cho quốc gia, có sức thu hút thế giới bên ngoài, góp phần nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc, sự tự tin trong giao tiếp và quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới.

Gần đây nhất, văn kiện Đại hội XIII khẳng định cần phải “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau”. Đây thực sự là bước đột phá này, kết quả của chặng đường đổi mới tư duy phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.

Việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa đã được ngành văn hóa quan tâm, quán triệt nhằm chuyển hóa hiệu quả các nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa của đất nước, từ đó phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đẩy mạnh quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Để làm được điều này, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bước đầu rà soát, đối chiếu và xác định 8 trụ cột tài nguyên văn hóa có khả năng chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa tương thích với tiêu chí chung của thế giới.

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về tài nguyên mềm văn hóa phong phú. Nhận thức rõ về thế mạnh này, trong thời gian gần đây, ngành đã tích cực khai thác ra soát và xác định được 8 nguồn tài nguyên văn hóa. Cụ thể là các di sản thiên nhiên thế giới, danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia; các di sản văn hóa vật thể nằm trong hệ thống khảo sát Soft power 30 (danh sách xếp hạng 30 quốc gia đứng đầu về sức mạnh mềm); các di sản văn hóa phi vật thể nằm trong hệ thống khảo sát Soft power 30; các danh nhân và giá trị văn hóa; nguồn nhân lực và các sản phẩm văn hóa; cơ sở hạ tầng và không gian văn hóa; các lễ hội mới, sự kiện văn hóa; tổ chức văn hóa, cộng đồng sáng tạo văn hóa (cộng đồng văn hóa cơ sở).

Nhìn chung, hoạt động của ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang từng bước hình thành cơ chế chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa. Nhờ sự phối hợp của các kênh chuyển hóa, truyền dẫn như truyền thông, internet..., các di sản văn hóa phi vật thể, vật thể, cũng như di sản thiên nhiên đã trở thành sức hấp dẫn, thu hút, góp phần gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Nhờ có nguồn tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên phong phú nên ngành du lịch có nhiều tiềm năng trong thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững. Trên thực tế, đây là một trong những lý do hàng đầu hấp dẫn du khách quốc tế đến với Việt Nam.

Ngành cũng đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, văn hóa để văn hóa trở thành thành “tấm danh thiếp” về vẻ đẹp, sức hấp dẫn, khả năng lôi cuốn của con người, đất nước Việt Nam. Đặc biệt, trong thời điểm đất nước đang gặp khó khăn do đại dịch cũng là lúc các giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc ta được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Dù vậy, cơ chế chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa vốn rất phong phú, giàu có của Việt Nam thành sự đa dạng, giàu bản sắc và có khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa còn thiếu đồng bộ. Một hệ sinh thái thực sự để các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kênh chuyển hóa sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam ra thế giới vẫn chưa hoàn thiện.

11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Chiến lược này cũng là một nội dung sẽ được quán triệt tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra ngày 24/11.

Chia sẻ về Chiến lược này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của đất nước, từ nhận thức, quán triệt các quan điểm của Đảng về văn hóa, Bộ đã xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Trong Chiến lược không tham vọng đặt ra quá nhiều mà chỉ khu trú lại những nhiệm vụ có tính chất trọng tâm, trọng điểm, cố gắng tháo gỡ điểm nghẽn, những vấn đề khó khăn. Theo đó, có 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Chiến lược.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, đầu tiên là phải nâng cao nhận thức đầy đủ nhất về các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ về văn hóa để tuyên truyền, phát triển và xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trước tình hình mới.

Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn. Quản lý và điều hành văn hóa, lãnh đạo văn hóa trong bối cảnh mới phải đổi mới tư duy, thay vì làm văn hóa phải chuyển sang quản lý nhà nước về văn hóa. Muốn vậy, phải hoàn thiện về thể chế, chính sách và khuôn khổ pháp lý. Đó là một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định. Ngành văn hóa cần rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật đã thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng để xem lĩnh vực nào đang thiếu, cần phải bổ sung, hoàn thiện. Cần phát hiện được những “điểm nghẽn” để xây dựng quy định pháp luật, nói rộng hơn là các luật, nghị định, thông tư theo hướng tiếp cận xây dựng luật là phải tạo ra động lực phát triển.

Tiếp theo, tập trung phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được ngành văn hóa đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ngành phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tạo ra động lực phát triển cho đất nước. Các môi trường văn hóa phải hướng vào có trọng tâm, trọng điểm, toàn diện nhưng phải có điểm nhấn.

Tiếp đến, ngành nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của văn hóa, bao gồm các hoạt động văn học nghệ thuật với tư cách bồi dưỡng, xây dựng những giá trị chân - thiện - mỹ, hướng con người tới cái đẹp; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, vừa phong phú, đa dạng trong một chỉnh thể thống nhất. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng của các đoàn nghệ thuật, trung tâm nghệ thuật quốc gia. Có những vấn đề nghệ thuật mang tính hàn lâm phải được phổ biến nhưng cũng phải chú ý đến văn hóa quần chúng, từ các phong trào của quần chúng để bổ sung, làm phong phú thêm đời sống văn hóa nghệ thuật.

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng nữa của ngành là bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Di sản văn hóa là những báu vật của quốc gia và chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Những di sản văn hóa được UNESCO công nhận, di tích cấp quốc gia đặc biệt... phải được tôn tạo, giữ gìn và phát huy. Để từ đó, các di sản kết nối con người tới quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần giúp chúng ta hun đúc cốt cách, hồn cốt dân tộc.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Du khách quốc tế đến Việt Nam một phần vì văn hóa, mong muốn khám phá chiều sâu văn hóa, vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và sự mến khách; tìm hiểu những giá trị nghệ thuật riêng có của nước ta...

Tiếp theo là nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa. Lĩnh vực này chúng ta chưa đạt được như mong muốn, yêu cầu đặt ra sắp tới khi triển khai Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam là công nghiệp văn hóa phải đạt được tỉ lệ 7% trong GDP.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Thời gian tới cần tăng cường hội nhập, giao lưu quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. Trong quan điểm hội nhập, ngành văn hóa chú ý nhiều hơn đến kiều bào Việt Nam ở nước ngoài; tiếp thu, chọn lọc những giá trị văn hóa tinh hoa của nhân loại phù hợp với tình hình mới.

Điểm tiếp theo là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi cơ cấu đội ngũ của chúng ta chưa đạt được như mong muốn. Vì vậy, ngành phải nỗ lực xây dựng, nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung thực hành tốt công việc, trong đó có yêu cầu mỗi cán bộ văn hóa trên tinh thần tự soi, tự sửa, đi đầu, thực hiện chủ trương nêu gương, để mỗi cán bộ văn hóa phải là người tiêu biểu trong đời sống văn hóa.

Về nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ, cần phải xác định đây là sức mạnh để ngành đưa được các thông điệp, giá trị văn hoá đến với đông đảo công chúng.

Cuối cùng, ngành văn hóa cần phải đầu tư, tìm kiếm các nguồn lực, trong đó nguồn lực đầu tư công của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với nguồn lực xã hội hoá để huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo hạ tầng đồng bộ cho phát triển văn hóa...

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).