CIEM: Phục hồi kinh tế Việt Nam phải song hành với cải cách thể chế kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 22/4/2021, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo công bố báo cáo “Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch Covid-19: Đề xuất cho Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) với sự tài trợ của Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia.
TS. Trần Thị Hồng Minh phát biểu khai mạc hội thảo
TS. Trần Thị Hồng Minh phát biểu khai mạc hội thảo

Báo cáo được thực hiện nhằm phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước trước và trong đại dịch Covid-19, các tác động của đại dịch đối với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, phân tích các yêu cầu về cải cách thể chế nhằm phục hồi và thúc đẩy kinh tế - xã hội sau đại dịch, và xác định phương hướng, lộ trình chính sách cho phát triển giai đoạn 2021-2023.

Hội thảo công bố báo cáo nhấn mạnh thông điệp phục hồi kinh tế cần song hành với cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam. Những đề xuất định hướng và giải pháp liên quan đến phục hồi kinh tế, cải cách thể chế, độ mở cho hoạt động kinh tế mới, hội nhập kinh tế quốc tế, và phát triển bền vững được cụ thể hóa, với yêu cầu phải thực hiện một cách thống nhất và hài hòa.

Theo Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh (CIEM), nếu đạt được đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng, đi cùng với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, kịp thời, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam có thể đạt tới 6,76%/năm trong giai đoạn 2021-2023, đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Khi ấy, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định.

Hội thảo công bố báo cáo cũng trao đổi về đề xuất lộ trình chính sách kéo dài 3 năm (giai đoạn 2021-2023), cụ thể:

  1. Tiếp tục phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, kết hợp với cải cách thể chế kinh tế năm 2021;
  2. Kết hợp giải pháp phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế trong năm 2022; và
  3. Rút dần các giải pháp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, tập trung vào cải cách thể chế kinh tế trong năm 2023.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Tổng hợp, CIEM, việc rút dần các giải pháp hỗ trợ vào năm thứ 3 có 2 mục đích. Thứ nhất là giữ được dư địa chính sách, tránh rủi ro "cạn kiệt" không gian chính sách và giảm động lực cải cách thể chế kinh tế. Thứ hai, việc đặt ra thời hạn rõ ràng, minh bạch sẽ giúp tạo áp lực đẩy nhanh quá trình hỗ trợ giải ngân thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế trong năm thứ 2 (2022), tránh việc trì hoãn, gia hạn đối với các gói giải pháp cho doanh nghiệp.

Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới phát triển nhanh, bền vững. Chương trinh thực hiện trong thời gian 4 năm, từ 2017 đến 2021.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế góp ý báo cáo nên xem việc cải cách là một cuộc chiến lâu dài, vì khái niệm “hậu Covid-19” tương đối khó xác định. Trên thực tế, một người có thể bị lây nhiễm vi-rút gây bệnh Covid-19 ngay trước hoặc sau khi được tiêm vắc xin, và vẫn có thể bị bệnh, hoặc tái nhiễm. Nên đến 2023 chưa chắc chắn rằng thế giới và Việt Nam đã đi đến điểm kết của Covid-19. Bên cạnh đó, theo ông Doanh, đại dịch đã thúc đẩy nhiều nước tái cơ cấu kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc, hướng đến một nền kinh tế tự chủ, đảm bảo cơ sở vật chất, y tế, kinh tế - xã hội chủ động phản ứng tích cực với diễn biến của đại dịch. Những vấn đề khác mà Việt Nam đang gặp phải như biến đối khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường và các tác động chéo cũng nên được cân nhắc đưa vào báo cáo.

Cận cảnh vị trí nơi trước đây từng tồn tại 02 bức tường ngăn cách lối đi riêng giữa hộ gia đình ông Cường và bà Loan.
Người dân “gặp khó” khi thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền?
(Ngày Nay) - Trong quá trình thực hiện chỉ đạo của UBND phường Kim Mã, đó là phục hồi nguyên trạng bức tường ngăn cách giữa hai hộ đã bị hàng xóm phá sập trong quá trình xây dựng nhà, gia đình ông Nguyễn Phi Cường đã bị hàng xóm ngăn cản, chửi bới, thậm chí đe doạ tính mạng. Chính quyền địa phương dù đã nắm được sự việc, nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để…
Nhiều phụ nữ Hàn Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân. Ảnh: 123rf
Tỉ lệ phụ nữ Hàn Quốc chọn sống độc thân ngày càng cao
(Ngày Nay) - Ở bất cứ đâu, việc tìm kiếm một nửa để đồng hành suốt cuộc đời đều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, giới trẻ Hàn Quốc lại càng cảm thấy khó khăn hơn khi những tiêu chuẩn về một người bạn đời lý tưởng ngày càng cao, trong khi cơ hội để gặp gỡ và tìm hiểu nhau lại khá hạn chế.