Kinh tế Việt Nam 2021: Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Sáng 31/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội, Tập đoàn Đầu tư và Quản lý V-Startup tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển”.

Nhân dịp này, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố ấn phẩm “Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2020”.

Hội thảo nhằm tổng kết toàn diện nền kinh tế Việt Nam năm 2020, đánh giá các chính sách ứng phó đối với đại dịch COVID-19 của Chính phủ, từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chuẩn bị những điều kiện cơ bản để phục hồi trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – đồng chủ biên ấn phẩm “Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2020”, chia sẻ: Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và khó khăn to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, đã và đang tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến toàn bộ các ngành, khu vực, đối tượng khác nhau. Việc hoàn thành “mục tiêu kép” của năm 2020 là vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa giảm thiểu được những tác động tiêu cực của đại dịch, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Dù ở mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn 20 năm qua (tăng 2,91%), nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất toàn cầu, trong bối cảnh tăng trưởng chung của kinh tế thế giới suy giảm 4%.

Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách kịp thời trong gói hỗ trợ lần 1 nhằm hỗ trợ và giải cứu một số khu vực kinh tế và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng đại dịch diễn biến phức tạp trở lại trên nhiều địa phương trong cả nước đang và sẽ tác động toàn diện, nặng nề hơn đến nền kinh tế. Tình trạng này đòi hỏi Chính phủ phải cân nhắc một gói hỗ trợ mới trong năm 2021 và thậm chí xa hơn, với quy mô lớn và độ bao phủ rộng hơn để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, duy trì phát triển kinh tế và chuẩn bị giai đoạn phục hồi sau đại dịch.

Ông Jacques Morisset, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã thể hiện được khả năng kiểm soát khủng hoảng COVID-19 và biến khủng hoảng thành cơ hội. Việt Nam đã nâng cao sự hiện diện trong thương mại toàn cầu và hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong các mặt hàng xuất khẩu. Quá trình chuyển đổi số được đẩy nhanh với việc kết nối, tận dụng các công cụ công nghệ thông tin mới tốt hơn; có tính toán đến chuyển đổi và tạo ra công nghệ xanh nhằm duy trì thế mạnh cạnh tranh…

Tuy nhiên, ông Jacques Morisset cũng chỉ rõ: Dịch COVID-19 khiến tại Việt Nam xuất hiện những nguy cơ tổn thương mới. Cụ thể như: 46% hộ gia đình cho biết thu nhập tháng 12/2020 thấp hơn so với 1 năm trước đó. Các chương trình xã hội hiện nay mới chỉ tập trung vào đối tượng nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các nhóm đặc biệt; các chương trình gần đây trong gói hỗ trợ của tháng 4/2020 chưa được thực hiện tốt, chưa đến 1% đối tượng được nhận hỗ trợ…

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế đã đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm đưa đất nước vượt qua đại dịch COVID-19. Theo đó, chính sách tiền tệ nới lỏng cần hết sức thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài, đặc biệt khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại. Chính sách tài khóa cần phải chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. Ưu tiên cao nhất là hỗ trợ những người mất việc làm, kể cả khu vực chính thức và phi chính thức, tiếp đến là các hỗ trợ về chi phí đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Các chính sách hỗ trợ lợi nhuận hoặc hàng hóa xa xỉ chưa phù hợp cần được thiết kế lại.

Chính phủ cũng cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng chính sách, giảm mức thu các loại phí, lệ phí dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch. Các chính sách liên quan đến an sinh xã hội phải được xếp theo thứ tự ưu tiên hàng đầu. Cùng với đó, cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động; đồng thời, giám sát chặt chẽ dòng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, phi sản xuất để đảm bảo cơ cấu tín dụng lành mạnh và an toàn hệ thông trong tương lai.

Các chuyên gia cũng cho rằng song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang được thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Cụ thể như: đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng tạo, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp; hoàn thiện thể chế, tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; phát triển khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo… Những giải pháp mang tính dài hạn này để chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất lượng tăng trưởng cần được kiên quyết thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất.

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
(Ngày Nay) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine để sớm kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 và công bố hết dịch vào giữa tháng 10/2024. Tăng độ phủ vaccine nhanh nhất là chìa khóa tối ưu để kiểm soát dịch sởi.
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
(Ngày Nay) - Những ngày qua, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã đón học sinh quay trở lại trường sau những ngày tạm nghỉ do mưa lũ. Trường cũng đã đón 107 học sinh ở thôn Làng Nủ, nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng về điểm trường chính để học tập và ở nội trú.
Toàn cảnh Khu căn hộ Saigon Gateway.
Bài 2: Khu căn hộ Saigon Gateway: Chủ đầu tư chuyển nhượng dự án trái quy định?
(Ngày Nay) -  Trong quyết định của UBND TP.HCM chấp thuận cho Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Nhà chuyển nhượng dự án cao ốc Hải Âu (hiện nay là Saigon Gateway) cho Công ty CP Bất động sản Hiệp Phú Land có điều khoản bên nhân chuyển nhượng không được chuyển nhượng lại dự án. Nhưng vào năm 2019, Hiệp Phú Land đã ký hợp đồng chuyển nhượng đất cùng một phần dự án cho Công ty CP Bất động sản Đại Nam Land.
Bộ sưu tập tiện ích phong cách hoàng gia tại “nước Anh thu nhỏ” trong lòng Ocean City
Bộ sưu tập tiện ích phong cách hoàng gia tại “nước Anh thu nhỏ” trong lòng Ocean City
(Ngày Nay) - Nối tiếp bộ sưu tập trải nghiệm sống đa dạng phong cách tại tâm điểm thượng lưu Metropolitan (Vinhomes Ocean Park 1, Ocean City), The London sẽ là trạm dừng chân tiếp theo để chủ nhân bước vào một không gian Anh quốc sang trọng và lịch lãm với hệ sinh thái tiện ích độc đáo đậm chất hoàng gia.