Có sổ hộ nghèo mới được uống sữa học đường: Quy định hành con trẻ?

Trong chuyến khảo sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM về triển khai chương trình Đề án sữa học đường trên địa bàn thành phố, hiệu trưởng nhiều trường cho biết, vẫn còn HS nghèo không đủ điều kiện tiếp cận chương trình.
Có sổ hộ nghèo mới được uống sữa học đường: Quy định hành con trẻ?

Muốn uống sữa phải có sổ hộ nghèo?

Chương trình sữa học đường tại trường học triển khai dựa trên đăng ký tự nguyện của phụ huynh với 50% mức phí, ngân sách TP hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp 20%. Đặc biệt, trẻ mẫu giáo và học sinh lớp 1 thuộc diện nghèo, cận nghèo hoặc sống ở các cơ sở bảo trợ xã hội tham gia đề án sẽ được ngân sách TP hỗ trợ 50% phí và doanh nghiệp 50%. Nghĩa là các em này sẽ được uống sữa miễn phí nếu có sổ xác nhận hộ nghèo của TP.

Tuy nhiên, thực tế ở các trường, đặc biệt trường vùng ven có nhiều học sinh trong diện nghèo, bố mẹ từ các tỉnh đến thành phố tạm trú, di chuyển nơi ở thường xuyên vì phụ thuộc vào nơi làm việc. Do đó, các em không có sổ hộ nghèo, không được uống sữa miễn phí, trong khi phụ huynh cũng không có điều kiện để đóng góp 50% như học sinh bình thường khác. Cô Lê Thị Ngọc Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trường Thạnh (Quận 9) chia sẻ: "Tôi biết đó là học sinh thật sự nghèo, tiền ăn bán trú hằng tháng của năm học trước vẫn còn nợ nhà trường, nhưng không có cách nào để các em được uống sữa như bạn bè".

Ông Tăng Hữu Phong - Trưởng ban Văn hóa xã hội HĐND TPHCM cho biết: Danh sách học sinh hộ nghèo ở các trường được cập nhật thường xuyên, nhưng vẫn còn trường học khó khăn, không có cơ hội tham gia chương trình, vì đó là hộ nghèo nhưng không có mã số ở thành phố. "Đến giờ uống sữa, các em này phải ra ngoài trước. Thấy cảnh đó xót xa lắm", ông Phong nói.

Huy động nguồn lực hỗ trợ học sinh nghèo

Theo nhiều giáo viên, mục đích của đề án Sữa học đường là nâng cao tầm vóc, cải thiện dinh dưỡng của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học, đặc biệt là trẻ em nghèo. Trong nhà trường, trẻ ở độ tuổi này khó hiểu được những rắc rối xung quanh câu chuyện thường trú, tạm trú hay không tạm trú.

Vì thế, cùng trong lớp học có trẻ được uống sữa, trẻ không, thầy cô không đành. Bởi những hộp sữa nhỏ về giá trị vật chất nhưng tác động tinh thần rất lớn. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là người sâu sát tình hình, biết rõ học trò của mình nghèo, biết phụ huynh các em nợ tiền ăn bán trú năm này qua năm kia, nhưng quyết định cho các em tham gia uống sữa miễn phí lại ngoài tầm với.

Để giúp trẻ không có mã số hộ nghèo của thành phố đến trường vẫn được uống sữa như các bạn, một số đơn vị tại TP đã nỗ lực vận động quyên góp, hỗ trợ kinh phí cho các em tham gia chương trình như các bạn khác, với khoảng vài chục nghìn đến hơn trăm ngàn đồng/tháng. Có trường giao cho đoàn thanh niên, công đoàn vận động chăm lo cho các em diện khó khăn này. Hay có trường ban giám hiệu tự bỏ tiền ra để hỗ trợ chăm lo cho các em này.

Về lâu dài, để học sinh không có mã số hộ nghèo thành phố vẫn được tiếp cận chương trình, song song với những nỗ lực vận động từ mỗi đơn vị, cần thiết có chính sách quan tâm của thành phố. Ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc GD&ĐT TPHCM cho biết; Sở GD&ĐT sẽ cùng với Sở Y tế TPHCM tiếp tục xây dựng hoàn thiện đề án phát triển chương trình trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo Sở Tài Chính, Tư pháp nghiên cứu tham mưu việc hỗ trợ cho các học sinh nghèo nhưng hộ khẩu tại tỉnh lân cận, đang theo học tại các quận - huyện thực hiện chương trình sữa học đường.

Đề án “Sữa học đường” được UBND TPHCM triển khai từ đầu tháng 11 và tiếp tục thực hiện đến hết học kỳ II năm học 2019 - 2020 ở 10 quận, huyện gồm: 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Đối tượng thụ hưởng là trẻ em mẫu giáo và học sinh lớp 1 tại các trường công lập, ngoài công lập và trẻ em học tại lớp mẫu giáo tư thục ở TP. Các em sẽ được uống một hộp sữa dung tích 180ml/lần/ngày với 5 lần/tuần trong suốt năm học.
Theo GD&TĐ
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.