COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương

Những cơn ho tức ngực, những trận sốt hầm hập giữa khu bệnh viện sơ sài ở một quốc gia nghèo Tây Phi thiếu bác sĩ… virus SARS-CoV-2 khiến những công nhân Việt mắc COVID-19 ở Guinea Xích Đạo lay lắt như đèn trước gió. Vừa xa quê, vừa mắc bệnh, điều khiến họ thấy đè nặng lồng ngực hơn cả là nỗi buồn tha hương.

_____________

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương ảnh 1

Cầm chiếc điện thoại, dán mắt vào ứng dụng IMO, nghe con gái hồn nhiên cười nói: Bố, bố! Bố ốm à? Bố mệt không?” - Phạm Ngọc Hoài (27 tuổi, quê Thạch Thành, Thanh Hóa), một công nhân của Công ty CM Vietnam ở Guinea Xích Đạo ứa nước mắt. Đến khi con hỏi dồn dập: “Bao giờ bố về? Mẹ bảo bố sắp về”, Hoài không kiềm chế được, khóc như mưa. Từ ngày sang Guinea Xích Đạo làm công nhân xây dựng thủy điện, dường như anh khóc nhiều hơn.

Hơn 8 tháng xa nhà, một mình giữa đất khách quê người, nỗi nhớ quê hương khiến Hoài mất ngủ triền miên. Đó là ban đêm, còn ban ngày anh không có thời gian suy tư, vì anh và những công nhân ở Guinea Xích Đạo làm việc liên tục 9 tiếng/ngày mới đủ 30 công. Một ngày của anh bắt đầu từ 7h30 đến 17h30, trưa nghỉ đúng một giờ đồng hồ cho cả bữa ăn lẫn chợp mắt nghỉ ngơi. 100% giờ làm của công nhân phơi ngoài trời. Những ngày nắng hơn 30 độ C, cái hầm hập kinh hoàng bốc lên từ bê tông khiến nhiệt độ cỡ 40 độ C, nhiều công nhân ù tai, chóng mặt. Hoài kể, đã có công nhân ngất luôn tại công trường. “Trừ những ngày mưa to, còn lại, dù mưa phùn hay nắng gắt, tất cả công nhân vẫn phải quần quật làm việc. Nghỉ phút nào, giờ nào đều bị trừ vào ngày công. “Người ta giám sát chặt chẽ, về sớm 5-10 phút là bị phạt nguyên một ngày lương”.

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương ảnh 2

Hoài nói thêm: “Đợt mới qua làm, tôi chưa quen khí hậu châu Phi, sáng ngủ muộn làm muộn, bị trừ luôn 600 ngàn đồng/ngày, đó là lý do không được chấp nhận. Nhiều quy định khắc nghiệt không có trong hợp đồng, nhiều khó khăn mình không lường trước được…”.

Bù lại, lương công nhân ở đây cao hơn Việt Nam, hứa hẹn một cuộc sống sung túc cho vợ con ở quê. Một thợ hàn cứng tay như Hoài kiếm được 18 triệu đồng/tháng, ăn ở công ty bao hết, chẳng phải tiêu gì. Hai tháng gần đây, nhờ tay nghề thợ hàn lên tay, chuyên nghiệp hơn, Hoài được tăng lương, mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Guinea Xích Đạo – một quốc gia nhỏ ở Tây Phi đã và đang ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm nCoV, trong đó ít nhất 200 công nhân Việt đang làm việc tại đó mắc bệnh, dù đã áp đặt nhiều biện pháp ứng phó. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo quốc gia này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 và con số trên tuy không lớn so với các quốc gia khác trong khu vực nhưng lại nghiêm trọng với một quốc gia nhỏ chỉ có hơn 1,2 triệu dân như Guinea Xích đạo.

Công việc đang yên ổn thì quốc gia Tây Phi nhỏ bé bị “bão” COVID-19 tràn vào, nơi có các công trường với hàng trăm công nhân Việt Nam đang làm việc. Công nhân ở Guinea Xích Đạo đến từ nhiều vùng quê khác nhau: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… với đủ công việc: hàn, đổ bêtông, lắp giàn giáo, xây dựng…

Ngày 29/6, sau mấy ngày sốt cao, Hoài chính thức nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Hoài cùng một số công nhân nhiễm COVID-19 khác vào điều trị ở khu cách ly riêng biệt của Bệnh viện quốc tế La Paz ở Bata.

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương ảnh 3

Bữa ăn công nhân đầy đủ bao nhiêu thì bữa ăn trong khu cách ly bệnh viện thiếu thốn bấy nhiêu. Hoài bảo, chắc đây là kỉ niệm nhớ đời không bao giờ quên. Cả ngày bệnh nhân như Hoài quanh quẩn với bánh mì, củ sắn, củ mì, khoai tây nấu thập cẩm với đỗ… “Thèm cơm Việt lắm, nhiều lúc anh em chúng tôi rủ nhau luộc đu đủ ăn bữa xế” – Hoài kể.

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương ảnh 4

Những ngày chống chọi với COVID-19 ở xứ người, điều mà Hoài ao ước nhất là “được về Việt Nam, đang ở Việt Nam”! Anh bảo, nhiễm COVID-19 không sợ, cái sợ nhất là mắc bệnh ở một đất nước xa lạ, cách vợ con gần 20 giờ bay, không người thân thích, không hiểu tiếng nước ngoài, không có được sự chăm sóc y tế thân thuộc như quê nhà.

Đó cũng là nỗi niềm chung của nhiều công nhân Việt “mắc kẹt” ở Guinea Xích Đạo giữa mùa COVID-19.

Dù đã hết hạn hợp đồng ký với công ty CM Vietnam từ ngày 27/5/2020 nhưng anh Nguyễn Xuân Trường (sinh năm 1972, quê Nam Đàn, Nghệ An) vẫn “chôn chân” ở Guinea Xích Đạo đến cuối tháng 7/2020 vì dịch COVID-19. Các đường bay về Việt Nam đóng cửa, visa nước ngoài hết hạn. Cuối tháng 6/2020, anh Trường phát hiện mắc COVID-19 cùng đợt với Phạm Ngọc Hoài. Những triệu chứng đặc trưng của COVID-19 như sốt cao, đau đầu, đau thắt lồng ngực… bủa vây anh Trường mỗi ngày.

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương ảnh 5

“Hai tháng sau khi hết hợp đồng, tôi vẫn làm bình thường, lương tháng 6 có rồi, mà chưa thấy lương tháng 5…” - dù đang vào viện điều trị bệnh, Trường và các công nhân khác vẫn ngóng tiền lương. Họ cũng canh cánh ngóng chuyến bay của Chính phủ Việt Nam đón công dân về nước.

COVID-19 đã lấy của Trường nhiều thứ, sức khỏe, công việc và rất nhiều dự định khi về Việt Nam sum họp gia đình. Từ đợt mắc COVID-19, ở quê nhà, vợ anh cùng 3 đứa con lúc nào cũng nóng ruột đợi bố từng ngày. Mỗi cuộc điện thoại là một lần anh khao khát được trở về Việt Nam. Tròn 20 tháng vất vả ở Guinea Xích Đạo, trải qua bao vất vả của đời công nhân tha hương, anh bảo: “Sang đây tôi mới thấm thía, đi đâu cũng không bằng nhà mình, quê hương mình. Khỏe thì không sao, chứ mắc bệnh là bỗng thấy bơ vơ, không biết bấu víu vào đâu”.

Ở bệnh viện dã chiến, nước uống cũng có hạn, nước sinh hoạt cũng thiếu, công nhân như Trường phải chia nhau từng ngụm nước, miếng bánh. Khu cách ly của bệnh viện nằm trơ trọi một vùng, cơ sở vật chất sơ sài thiếu đủ thứ. Những ngày ở khu cách ly ấy, để có thể chiến đấu với những cơn sốt, nghẹt mũi, đau đầu, Trường dùng cả thuốc hạ sốt mang từ Việt Nam qua. Trong những lúc mơ màng vì cơn sốt, lúc thiếp đi vì quá mệt, anh lại mơ thấy mình đang được trên chuyến bay từ Guinea Xích Đạo về Việt Nam. Ở trong viện, hôm nào công nhân cũng ngóng tin từ Việt Nam, không chỉ có công nhân CM Vietnam như Hoài và Trường mà còn nhiều công nhân của hai công ty nữa: Tân Đại Lợi và Lilama 10. Ai cũng hỏi han nhau, động viên nhau cùng chờ chuyến bay của Chính phủ.

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương ảnh 6

Mỗi lần đọc tin về chuyến bay giải cứu công nhân Việt ở Guinea Xích Đạo cuối tháng 7/2020, Trường và các đồng nghiệp đang “đồng cam cộng khổ” với nhau ở Guinea Xích Đạo lại thổn thức ôm vai, mừng mừng tủi tủi.

“Hôm rồi đọc tin chuyến bay sớm hơn dự định mấy ngày, tôi mừng chảy nước mắt. Rồi đọc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẵn sàng cử nhóm bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành hồi sức, cấp cứu lên đường sang đón công dân về nước, tôi cứ bị mất ngủ. Những cơn ho càng nhiều, sốt càng nhiều, tôi càng sợ, sợ bị bỏ rơi ở xứ người. Bệnh gì cũng được, COVID-19 cũng chẳng đáng sợ, cốt là được về nhà, ở nhà, bên gia đình và người thân” – anh Trường xúc động nói.

COVID-19 không đáng sợ bằng nỗi buồn tha hương ảnh 7

Bài: Việt Đan

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.