Cử tri Hà Nội nêu 4 vấn đề đang tạo ra rào cản cho nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cử tri Hà Nội vừa có văn bản gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ban Dân nguyện Quốc hội, nêu ra 4 vấn đề có phần “khó hiểu” đang tạo ra rào cản cho nhà ở xã hội.
Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Rice City Long Biên.
Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Rice City Long Biên.

Liên quan đến chính sách phát triển nhà ở xã hội, các quy định trong Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013 và một số Nghị định khác của Chính phủ đã nêu rất rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố và cả doanh nghiệp trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, Chính phủ cũng đã có một số cơ chế ưu đãi, nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.

Ngày 24/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã Công điện 993 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong Công điện này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030”, đồng thời Chính phủ đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, cử tri Hà Nội đang nêu ra 4 vấn đề có phần “khó hiểu” đang tạo ra rào cản cho nhà ở xã hội.

Thứ nhất, Luật Nhà ở 2014 quy định, hàng năm UBND các tỉnh, thành phố phải bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng tổ chức đấu thầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Luật Nhà ở năm 2014 cũng quy định, doanh nghiệp có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có năng lực kinh nghiệm, có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì doanh nghiệp đó được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, từ năm 2014 đến nay, rất ít UBND các tỉnh, thành phố thực hiện 2 quy định này. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, tại Hà Nội chỉ có 01 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

Về cơ chế ưu đãi, trong Luật Đất đai quy định, chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất khi thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, trong Nghị định 100 ban hành vào năm 2015, Chính phủ cũng có thêm một số quy định hỗ trợ khác, như “Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách được miễn tiền sử dụng đất, được dành 20% tổng diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội để xây dựng nhà ở thương mại”.

Đặc biệt, trong trường hợp không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng nhà ở thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán theo giá kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, trong Nghị định 49 được ban hành vào năm 2021, Chính phủ đã bãi bỏ quy định nêu trên. Tiếp đến, Nghị định 35 được ban hành vào năm 2023, Chính phủ tiếp tục “thắt chặt” một số chính sách ưu đãi khi phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó, Chính phủ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách chỉ được miễn tiền sử dụng đất.

Trước thực trạng này, cử tri Hà Nội cho rằng, đáng lẽ Chính phủ cần phải có thêm các chính sách, ưu đãi khác nhằm thu hút nguồn lực doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội, thay vì đưa ra các quy định mới “thắt chặt” như hiện nay.

Cử tri Hà Nội thắc mắc, tại sao Chính phủ lại loại bỏ 2 chính sách hỗ trợ đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nêu trên. "Đây là 2 quy định cơ bản nhất để hỗ trợ doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội mà không bị lỗ vốn, trong khi giá thành xây dựng và giá bán nhà ở xã hội do UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt, lợi nhuận chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được quy định tối đa là 10%”, cử tri Hà Nội nói.

Thứ hai, liên quan tới Quyết định 610 của Bộ Xây dựng ban hành vào tháng 7/2022. Trong Quyết định này, Bộ Xây dựng công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

Theo đó, suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở chung cư thương mại áp dụng cho công trình từ 15 đến 20 tầng là 11.187.000 đồng/m2; suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dạng chung cư từ 15 đến 20 tầng là 8.525.000 đồng/m2.

Hai loại công trình đều áp dụng theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4451:2012 “Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản thiết kế”, Quy chuẩn QCVN 04:2021/BXD về Nhà chung cư, Quy chuẩn QCVN06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình, nhưng suất vốn đầu tư của chung cư thương mại cao hơn 31% so với nhà ở xã hội dạng chung cư. Ngoài ra lợi nhuận của chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định tối đa là 10%.

Cử tri Hà Nội thắc mắc, tại sao Quyết định này lại đưa ra 2 suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở chung cư, trong đó suất vốn đầu tư nhà ở xã hội thấp hơn 31% so với suất vốn đầu tư nhà ở thương mại trong khi lợi nhuận tối đa của đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định là 10%.

Thứ ba, Luật Nhà ở 2014 quy định, hàng năm UBND các tỉnh, thành phố phải bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng, tổ chức đấu thầu xây dựng nhà ở xã hội nhưng lại không thu được tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 49, Nghị định số 35 và Quyết định số 610 của Bộ Xây dựng có phải nhằm mục đích không khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

“Đây có phải là biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã nhiều lần họp để đưa ra phương án giải cứu cho bất động sản tồn kho của 22 doanh nghiệp bất động sản lớn”, cử tri Hà Nội nêu.

Thứ 4, trích dẫn số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cử tri Hà Nội cho biết, cả nước có khoảng 52 triệu lao động, 42% người lao động tương đương 21,84 triệu người chưa có nhà ở.

Mới đây, Chính phủ đưa ra Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030”, như vậy, còn 20,84 triệu lao động bao giờ mua được nhà ở xã hội”, cử tri Hà Nội nêu.

“Đặc biệt, cử tri Hà Nội cho rằng, trước những quy định mới nêu trên, quỹ đất nguồn vốn ở đâu để thực hiện đề án và bao giờ sẽ triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho 20,84 triệu lao động là công chức, viên chức”, cử tri Hà Nội nêu.

Trước những thắc mắc nêu trên, cử tri Hà Nội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Dân nguyện Quốc hội yêu cầu Chính phủ và Bộ Xây dựng báo cáo Quốc hội và thông báo cho cử tri.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?