Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 1

Một phân tích gần đây được thực hiện bởi MWSA and School Health of Male cho thấy, một số trường học vẫn đang xập xệ trong tình trạng:

• Không có hoặc không đủ nước để vệ sinh và thiếu các thiết bị rửa tay.

• Các cơ sở không phù hợp với nhu cầu của trẻ em, bị hỏng, bẩn hoặc không an toàn.

• Giáo dục, thực hành vệ sinh an toàn không có hiệu quả, thậm chí xà phòng không có mặt ở phần lớn các trường học.

Với những điều kiện này, trường học trở thành nơi không an toàn, nơi bệnh lây nhiễm bùng phát dễ dàng.

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 2

Nhà vệ sinh đối với học sinh Nam Phi thực sự là điều xa xỉ. Hơn 4.500 trường công lập ở Nam Phi có hố xí trong tổng số gần 25.000 trường trên toàn Nam Phi. Hố xí vốn chỉ là những lỗ hổng được đào tạm bợ trên mặt đất, nhiều cái được xây dựng một cách sơ sài, cẩu thả. Nhiều hố xí được làm từ kim loại rẻ tiền và xây dựng một cách kín đáo để tránh bị phát hiện.

Theo Bộ trưởng Giáo dục Angie Motshekga cho biết, các tỉnh Đông Cape, KwaZulu-Natal và Limpopo nằm trong số những tỉnh tồi tệ nhất ở Nam Phi về điều kiện vệ sinh cho học sinh. Thống kê cho thấy, Eastern Cape có 61 trường học không có nhà vệ sinh, hpn 1.500 trường học có nhà vệ sinh hố. Vùng lân cận KwaZulu-Natal có 1.379 hố xí trong trường học được sử dụng. Tỉnh Limpopo có ít nhất 932 nhà vệ sinh không an toàn…

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 3

Cách đây 4 năm, một đứa trẻ năm tuổi tên là Michael Komape đã chết khi rơi xuống hố xí tại trường học của em ở một tỉnh phía Bắc Limpopo.

Bẵng đi một thời gian, tháng 3/2018, một cậu bé năm tuổi tên là Lumka Mkhethwa ở vùng nông thôn Eastern Cape cũng chết vì rơi xuống hố xí đã khiến nhiều phụ huynh hoảng hốt, lo sợ vì trường học thành nơi nguy hiểm và thực sự không an toàn.

Vụ việc trong tháng Ba đã khiến đích thân Tổng thống Ramaphosa phải lên tiếng khởi động một cuộc kiểm tra, rà soát quy mô lớn trên 25.000 trường học tại Nam Phi. Nam Phi quyết tâm xóa bỏ hố xí trong trường học để xây dựng các nhà vệ sinh tự hoại, đặt mục tiêu xóa bỏ nhà vệ sinh hố trong các trường học trong vòng 2 năm sau.

“Đây là mục tiêu sẽ cứu mạng sống cho hàng chục ngàn trẻ em dân tộc Nam Phi” - Tổng thống Cyril Ramaphosa khẳng định.

Theo đó, chương trình Giáo dục vệ sinh an toàn sẽ được tài trợ với sự hợp tác của các nhóm tư nhân bao gồm Quỹ Nelson Mandela và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef).

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 4

Chi phí của dự án đầy tham vọng này ước tính là 6,8 tỷ rand Nam Phi (tương đương 477 triệu Đôla; 375 triệu bảng Anh), thông tin từ BBC. Số tiền này sẽ bao gồm việc phá hủy các nhà vệ sinh hố cũ kỹ và xây mới nhà vệ sinh tự hoại hiện đại. (xem bài trang 2-3 số này)

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 5

37 % số nhà vệ sinh ở các trường công lập của thủ đô New Delhi, Ấn Độ được đánh giá “rất bẩn thỉu” và trong điều kiện “vô nhân đạo”. Đây là thực trạng đáng buồn được công bố từ một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tổ chức phi chính phủ Child Rights and You (CRY).

Cuộc nghiên cứu của CRY cho biết, 318 nhà vệ sinh đã được xem xét kỹ lưỡng tại 44 trường trong thành phố và tình hình tồi tệ nhất ở các trường học ở phía Tây Bắc, Đông Bắc và các quận ngoại thành của Delhi. Cuộc điều tra cho thấy 15% nhà vệ sinh dành riêng cho nhân viên sạch sẽ hơn nhiều so với nhà vệ sinh cho học sinh.

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 6

Mặc dù hầu hết các trường đều có nhân viên dọn dẹp vệ sinh nhưng theo khảo sát, chỉ có 39 % nhà vệ sinh được dọn dẹp thường xuyên, trong khi 61% nhà vệ sinh còn lạichỉ được làm sạch 2-3 lần một tháng.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 76% nhà vệ sinh sử dụng nước bẩn, không hợp vệ sinh và 21% đã chặn cống hoặc cửa bị hỏng, tường nứt cần được sửa chữa ngay lập tức.

Tình trạng báo động SOS ở các nhà vệ sinh tại New Delhi vẫn đang là vấn đề được quốc gia này quan tâm và từng bước thay đổi.

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 7

Hội đồng thành phố Glasgow, Scotland đang bị cuốn vào cuộc tranh cãi nảy lửa về nhà vệ sinh sau khi có kế hoạch xây dựng 3 trường học mới với nhà vệ sinh unisex – nhà vệ sinh dành cho cả nam và nữ với cách bố trí hoàn toàn khác nhà vệ sinh ở trường trung học thông thường.

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 8

Ông John Devine, người đứng đầu Học viện Breadalbane ở Aberfeldy, Perth và Kinross cho biết, thay vì các nhà vệ sinh riêng biệt cho nam và nữ theo lối truyền thống, có các ô khép kín trong các không gian riêng biệt, nhà vệ sinh unisex lại sử dụng các buồng kín hoàn toàn mở ra khu vực bồn rửa công cộng. Tại Học viện Breadalbane, nơi ông Devine đã phụ trách 700 học sinh từ 2-18 tuổi kể từ năm 2015, yếu tố quan trọng đối với ông là tạo sự lựa chọn cho học sinh. Học viện Breadalbane có khu vực vệ sinh với các buồng vệ sinh được dán nhãn riêng nam và nữ, nhưng khu vực chậu rửa lại là chung.

Ông Devine đã đứng trên bục giảng 25 năm và ông cho rằng, những nhà vệ sinh này là một cải tiến lớn so vớ các trường khác mà ông từng giảng dạy, hầu như không có sự bất tiện nào, không gian hẹp hơn do đó các học viên ít bị trêu ghẹo, bắt nạt hơn.

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 9

Có nhiều người lúc đó phản đối vì cho rằng, đó là thời điểm không thích hợp để xây  nhà vệ sinh unisex trong trường học. Phụ huynh cũng bày tỏ lo ngại con trẻ sẽ quá xấu hổ khi sử dụng nhà vệ sinh unisex - hoặc lo sợ rằng các phòng có thể được sử dụng cho các mối quan hệ tình dục giữa các học sinh với nhau.

Tuy nhiên, ông Peckham chỉ đi trước thời đại một chút. 7 năm sau, Bộ Giáo dục và Kỹ năng Anh đã ban hành hướng dẫn khuyến khích tất cả các trường mới áp dụng nhà vệ sinh unisex - với nguyên nhân chính là giảm bớt sự bắt nạt giữa các học sinh với nhau. Đề nghị này chỉ áp dụng cho các trường mới hoặc nâng cấp lại được xây dựng ở Anh, nhưng một số chính quyền địa phương Scotland cũng đã áp dụng các ý tưởng trong hướng dẫn của họ.

Nhà vệ sinh Unisex được đề cập trong một tài liệu năm 2013 được các hội đồng của Perth và Kinross, Angus, Dundee và Fife tuân thủ đề ra các lựa chọn khác nhau khi xây dựng trường học mới. Họ khuyến khích nhà vệ sinh unisex phải đảm bảo có đủ nhà vệ sinh cho cả hai giới, có khu vực rửa tay ở trung tâm như một cách để giảm thiểu đáng kể những lo ngại về gây rối, chọc ghẹo… Nhưng lý do nữa là vấn đề chi phí. Nhà vệ sinh Unisex với thiết kế xây dựng và bảo trì thường rẻ hơn so với nhà vệ sinh riêng biệt.

Hội đồng thành phố Glasgow cho biết họ quyết định đưa nhà vệ sinh unisex vào ba trường mới sau khi tham khảo ý kiến phụ huynh, học sinh và nhân viên. Mục đích chính là để “giúp cải thiện hành vi và giảm thiểu bắt nạt và phá hoại” – sau khi Glasgow quan sát một cách kỹ lưỡng ở các khu vực khác của Scotland đã trang bị nhà vệ sinh unisex ở trường học. Một khía cạnh quan trọng khác cũng được đề cập đến đó là vấn đề giới tính. Các nhóm LGBT (cộng đồng những người đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và  chuyển giới (Transgender))cho rằng điều quan trọng là các khuôn mẫu giới không được áp dụng cho trẻ em ở trường tiểu học hoặc trung học cơ sở - và nhà vệ sinh unisex có thể cải thiện được điều này.

“Những người chuyển giới và thanh thiếu niên nói riêng cho biết họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh của trường, họ lo lắng bị bắt nạt hoặc họ buộc phải sử dụng nhà vệ sinh không phù hợp với giới tính của họ” - Cara Spence đến từ LGBT Youth Scotland nói.

Cuộc cách mạng nhà vệ sinh trên thế giới ảnh 10
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?