Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp

(Ngày Nay) - Có lần vợ nghệ sĩ Dzũng Art (Nguyễn Quốc Dũng) ghen... Đó là hồi mới cưới, cô thấy chồng mình dù bên giá vẽ hay cầm máy ảnh loanh quanh vẫn một chủ đề: đàn bà mặc áo yếm, áo dài. Lâu ngày, nhà cửa “cơm vẫn lành, canh vẫn ngọt”, bởi Dzũng Art đeo đuổi nó thành sự nghiệp bằng thái độ đúng mực. Sự nghiêm túc và kiên trì của anh đã lấy được sự thấu hiểu, niềm tin của gia đình và các cộng sự.
Một tác phẩm áo dài của Dzũng Art
Một tác phẩm áo dài của Dzũng Art

Hơn 20 năm cầm máy, vậy mà Dzũng Art vẫn chẳng đổi thay quan niệm của mình về vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam: “Phụ nữ đẹp, phụ nữ xinh thì ai cũng thích nhưng cái xinh đẹp ấy không bền. Nó không giữ được cảm tình người khác giới bằng cốt cách bên trong. Một vẻ đẹp ẩn chứ không phải vẻ đẹp lộ ra bên ngoài, ví như một cái áo dài trắng mong manh đơn giản”...

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 1Nhiếp ảnh gia Dzũng Art

Người tìm duyên dáng xa xưa

Bên trong tà áo dài ấy là tâm hồn người phụ nữ. Bởi phụ nữ Việt Nam đẹp ở tinh thần và từ tinh thần hình thành nên vẻ nền nã, nhu mì bên ngoài diện mạo. Tất nhiên, Dzũng Art vẫn nghĩ: “Phụ nữ bây giờ không phải là không đẹp” nhưng nhiều lý do riêng riêng khiến cách cảm, cách nghĩ của anh hướng về những người đàn bà ngày tháng cũ.

Đó là những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Khi Dzũng Art còn rất nhỏ, xung quanh anh các bà, các mẹ, các dì, các cô đi chợ mặc áo dài, thậm chí đi ngủ cũng mặc áo dài, nó là trang phục hằng ngày. Những người chị xóm giềng mặc áo dài trắng tới trường học. Áo dài với anh là dung dị, là đời thường thân thuộc. Áo yếm cũng vậy, những năm tháng anh đi sơ tán trong thời kháng chiến chống Mỹ, anh đã nhìn thấy áo yếm ở nhà quê, rồi hình ảnh đẹp ấy hằn sâu trong trong tâm tưởng lúc nào không biết.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 2

Như bất cứ người làm văn nghệ nào, Dzũng Art chọn một đề tài xuyên suốt hành trành sáng tác. Áo yếm, áo dài đã trở đi trở lại thành một cái gu, anh không hề muốn buông bỏ hay trộn lẫn. Nhưng, cái gu này khiến anh càng ngày càng khó tính. Cách thể hiện áo dài của anh đâu phải ai nhìn cũng ưng, đôi khi những cô thiếu nữ của trong ảnh của anh mộc mạc, họ ngồi bên bờ ao vén quần vén áo lên, họ đi qua mưa cầm quạt, họ cầm nón lá hay chiếc khăn mềm... Dường như áo dài trong mắt và trong quan niệm của Dzũng Art khiến anh có phần lạc lõng: “Bây giờ mọi người chỉ diện áo dài dịp lễ, Tết, sự kiện quan trọng. Bóng dáng áo dài trên phố, nẻo quê thưa vắng hơn. Áo dài ngày nay cách tân cũng nhiều. Có kiểu mới thời thượng tôi cảm nhận được vẻ đẹp, có kiểu lại không... Tôi vẫn cứ đi tìm hình ảnh người con gái mặc áo dài trắng giản dị, đi chân đất” – Dzũng Art nói.

Người về vườn quê, nếp cũ

Thế rồi anh đi miết, dọc ba miền đất nước quê hương. Xem ảnh Dzũng Art chụp, người xem rất dễ bắt gặp bức tường than làng cổ Bát Tràng, bó sen mùa hạ, nhà Bắc Bộ 3 gian 2 chái, cầu ao đá, giếng chùa, cổng làng, ao bèo. Những cô gái tuổi mới lớn áo yếm chơi chuyền hoặc xem chỉ tay cho nhau, thiếu nữ áo dài lặng lẽ thả hoa đăng trên sông Hương, khua mái chèo trên sông Hoài, mẹ tết tóc cho con, trẻ con chơi ô ăn quan trên nền đất... Khảo sát những địa điểm chụp để chắt lọc những cái hay, đẹp của văn hóa Việt tất nhiên là mất công. Ấy vậy, Dzũng Art chẳng nặng nề, như một chuyến đi dạo, thả hồn nghĩ: “Cảnh đẹp quá, sau phải quay lại chụp bằng được”.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 3

Phong cảnh mà Dzũng Art chọn làm nền cũng là những cảnh cũ, như vườn quê, bậc thềm, tường rêu ẩm ướt. Anh thường dẫn vợ, 2 cô con gái “rượu” đi chụp hay đưa những cô người mẫu mà anh coi như thân thích đến Chùa Mía, Đường Lâm; chùa Bổ Đà, Bắc Ninh... hay tới các di tích còn tương đối cũ theo lối kiến trúc xưa để sáng tác. Nhưng thời gian trôi thấm thoắt, có những địa Dzũng Art trở lại, trải qua khoảng 10-15 năm, người ta đã sửa sang chỉnh trang khiến anh thất vọng: “Họ sửa chùa, nâng chùa từ một tầng thành hai tầng, mái ngói đỏ chói, bức tường mới, tôi chán quá”. Vì thế, Dzũng Art ngày lại càng bận rộn, gắng tranh thủ đi chụp những gì còn sót lại trên nền không gian cũ.

Chụp áo dài suốt hai thập kỷ, nhưng thi thoảng giữa những quán cà phê nho nhỏ Hà Nội, ngồi với người thân tình, Dzũng Art vẫn kêu: “Chụp áo dài khó đấy”. Với người bình thường, khi chụp áo dài đứng như gỗ, tay chân buông ra chẳng biết làm gì. Gương mặt người mẫu đã hiếm gặp, chuyển động của người mẫu áo dài không đơn giản, nhiếp ảnh gia rất khó sắp xếp dáng. Nhưng khi đã chụp quen, anh vào việc, biết việc là tập trung cao độ.

Chẳng thể chụp cái ăn ngay được, Dzũng Art thừa nhận anh chụp hỏng cũng nhiều. Ví như một lần, anh đi với các cô gái ghé chơi đầm Vân Long. Ban đầu, không có ý định chụp, nhưng bỗng nhiên thấy đàn cò trắng, anh nảy ra ý tưởng, bèn bảo hai cô gái mặc áo dài đi lại ở bờ đê. Các cô gái thấy đàn cò trắng liền vui đùa, nô nức đi như khi được về quê chơi. Dzũng Art cầm chắc máy, qua ống kính ánh mắt đuổi bắt như muốn nắm lại một ký ức, một giấc mơ, một điều quý báu. Chụp rất nhanh chỉ 5-7 phút được khoảng 50-60 tấm, anh chọn được một bức đẹp nhất lấy ra – tấm mang tính chuyển mạch trong hành trình nhiếp ảnh. Dzũng Art khẳng định: “Sau bức này, tôi chụp ảnh tươi mới hơn”.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 4

Dù cho “đêm dài lắm mộng”

Tháng 8 vừa qua, Dzũng Art cho ra mắt cuốn sách ảnh “Mùa nắng phai” tại Hà Nội. Sách gồm 130 bức ảnh, là những tác phẩm đẹp nhất anh chụp phụ nữ Việt Nam. Sách chia làm 3 chương: ảnh màu, ảnh đen trắng và ảnh xử lý photoshop. Cuốn sách này khiến người nghệ sĩ thêm dày những bâng khuâng và cuộc hẹn với những người yêu, muốn được thưởng thức cái đẹp. Bởi ngay sau Hà Nội, Dzũng Art lại gói ghém đem “Mùa nắng phai” vào Hội An chia sẻ với khán giả. Vào ngày 9-12 đến 16-12 tới, Dzũng Art lại chọn điểm dừng cho cuốn sách tâm huyết tại Sài Gòn.

Hỏi bây giờ Dzũng Art đã lấy làm hài lòng với con đường nhiếp ảnh anh chọn, Dzũng Art lại cười hiền bảo anh vẫn dang dở một ước mơ: “Từ lâu tôi ấp ủ về một cuốn ảnh nude mang tên “Đi đêm”, bởi trước nay tôi đi đêm quá nhiều rồi”. Năm 2014, anh từng nộp đơn xin làm triển lãm ảnh nude, được 2-3 tháng lại rút đơn về vì thấy khó... Sau đó, anh không làm triển lãm mà chỉ ra mắt bộ sưu tập ảnh “Đi đêm” tại một quán cà phê Hà Nội nhằm chia sẻ với bạn bè thân sơ. Hồi ấy, anh e ngại, không dám bày lâu, chóng vánh chỉ ba ngày, lén lút đúng nghĩa “đi đêm”.

Mươi mười lăm năm trở lại đây, Dzũng Art dành một phần thời gian sáng tác ảnh nude. Chụp áo dài khó một đằng, chụp nude cũng khó một nẻo. “Cái giới hạn trong ảnh nude rất mong manh, quan trọng nhất phải biết tiết chế, tiết chế giữa cái nghệ thuật và cái dung tục. Đi quá một chút sẽ thành ảnh hở hang kích dục, mà nếu khô khan quá thì nó lại không có tình” – Dzũng Art bộc bạch. Anh coi chụp nude là lối rẽ trên con đường, vừa nhạy cảm cho anh, lại nhạy cảm cho cả người xem.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 5

Điều lạ là, thường người nghệ sĩ phải thuê những cô người mẫu chụp nude rất tốn kém, nhưng khi biết đến tác phẩm chụp nude của Dzũng Art, lại có những nữ khách hàng trả tiền để được đặt lịch chụp, tiếng thơm lan xa, những người phụ nữ Sài Gòn, Việt Kiều về nước tin cậy tính tình và tài Dzũng Art đã chủ động ngỏ lời mời anh chụp ảnh nude để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của tuổi thanh xuân. Cơ thể khỏa thân của người phụ nữ là một hình ảnh đẹp không thể chối cãi, song, Dzũng Art tâm niệm anh không nên đòi hỏi phụ nữ chụp nude, đó là điều riêng tư. Đồng thời, anh nhìn ảnh với con của con mắt của người họa sĩ thì bức ảnh phải kể ra câu chuyện, phía trong việc thể hiện vẻ đẹp cơ thể là ẩn chứa một tâm hồn.

Cuộc phiêu lưu giữa cái Đẹp ảnh 6

Và cái điều lạ kia giờ tự nhiên buộc Dzũng Art vào một thế khó: “Muốn triển lãm ảnh nude mà ảnh hiện diện gương mặt thì phải có sự đồng ý của người mẫu. Các cô gái năm xưa tôi chụp có người lấy chồng được trên dưới 15 năm, sợ chồng, ngại chồng nên chưa dám đồng ý cho tôi bày”.

Từ ngày 9-12 đến 16-12, tại tại 97A Phó Đức Chính (Bảo tàng Mỹ thuật) Q1,Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Vườn xưa” của NSNA Nguyễn Quốc Dũng. Vẫn là ảnh áo dài như nhiều triển lãm trước, nhưng trong “Vườn xưa”, các cô trong ảnh tươi mới, lạc quan, cười nhiều hơn… Màu sắc, bố cục chuyển động nhanh hơn, không tĩnh tại. Nhân vật, không gian không bó hẹp ở phía Bắc, mà cả các cô gái Huế, Hội An, Sài Gòn...

38 bức ảnh được trưng bày là 38 câu chuyện nhỏ, 38 góc của người phụ nữ Việt Nam. Cũng nhân dịp này, nghệ sĩ Dzũng Art phát hành sách ảnh “Mùa nắng phai” (tái bản có bổ sung) lần đầu tiên ở Sài Gòn. Sách gồm 130 bức ảnh áo dài, là tuyển tập những bức đẹp nhất trong 20 năm cầm máy. 

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.