Cuốc xe ôm hôm nọ

[Ngày Nay] - Tôi đứng đầu ngõ gọi xe ôm qua app điện thoại, đang loay hoay thì một bác tóc bạc đi tới mời: - Cậu đi đâu, tôi đưa đi?
Cuốc xe ôm hôm nọ

- Dạ thôi, cháu đặt qua app.

- Thì họ lấy bao nhiêu tôi lấy bấy nhiêu.

- Cháu có khuyến mãi ạ.

- Tôi lấy bằng giá khuyến mãi thôi. 

Tôi bấm quãng đường và mã khuyến mãi, hiện lên một số tiền nhỏ. Bác chặc lưỡi, mời tôi lên xe. Nhìn cái áo sơ mi ngắn tay, quần short, và cung cách chằng buộc chiếc mũ cho khách rất cẩn thận, thấy khác với những người chạy xe ôm khác, tôi bắt chuyện.

- Sao bác không cài cái app điện thoại, chạy đông khách hơn?

- Nhưng quá 60 tuổi họ không cho chạy, tôi 65 rồi. Nhờ người khác đăng ký hộ thì cứ cách 2 ngày họ lại bắt chụp ảnh gửi về xác minh, phiền lắm cậu.

- Bác chạy lâu chưa?

- Tôi mới được tháng nay. Cán bộ về hưu thôi, nhưng vì hoàn cảnh… 

Trước ông bác làm Sở địa chính, về hưu thì cũng có lương, nhưng vợ lại không có. Vừa rồi bà vợ phải vào viện, phải mổ tim, giờ nằm trong đó mỗi ngày 500 nghìn, bảo hiểm đỡ cho một nửa.

- Còn tiền ăn 80 nghìn/ ngày nữa cậu ạ. Tôi chạy thế này, ngày đông nhất thì được hơn Hai Trăm, còn thì khoảng 100. Thế còn hơn ngồi không. 

Ông hưu trí lần đầu quyết định chạy xe ôm, ra đầu ngõ thì ngại, nên cứ chạy lòng vòng kiếm khách. Hôm trước chở 1 cô giáo đến đầu ngõ nhà tôi, cô nhờ chuyển giúp mấy đồ dùng gia đình, rồi mách ông cứ đứng đầu ngõ mà đợi khách cũng được, thế là ông đứng. 

- Bác chạy thế này con bác biết không?

- Tôi có 2 đứa con gái, lấy chồng cả, cũng không có tiền. Nó bảo mẹ đặt stent thì nó cho. Còn tôi thì tự lo tiền viện phí. Chúng nó biết đấy, nhưng bố còn sức khoẻ thì bố làm. Chúng nó có điều kiện thì cũng chẳng để bố phải vất vả đâu. 

Chúng tôi đi lên phố, Hàng Bông, Hàng Ngang – Hàng Đào… đìu hiu. Những gian hàng có giá thuê hàng nghìn đô la mỗi tháng, hoặc treo biển thanh lý, hoặc treo biển tìm khách cho thuê, còn thì bày bán la liệt các món thêm thắt, nào nước mía, rau củ quả, trà đá trà chanh…

COVID đã lại xuất hiện, sự sợ hãi quay lại đẩy người ta vào nhà đóng cửa. Hôm qua, tài xế công nghệ than thở khách đã giảm 1/3, và kinh nghiệm hồi tháng 3 cho thấy sẽ còn giảm mạnh nữa. 

Cơn nguy khó này, ai còn được nhận lương hàng tháng, còn một gia đình khoẻ mạnh bên nhau, đã là hạnh phúc và may mắn lắm.

Vĩ thanh:

Chuyến xe ôm đó, app điện thoại tính 28k, sau khi đã khuyến mãi. Tới nơi, tôi còn 1 tờ 500 nghìn và 1 tờ 50 nghìn, tôi đưa ông chú tờ 50 nghìn và nói chú cầm cả. Ổng hơi ngỡ ngàng, cám ơn. Chú cháu chào nhau nhẹ nhàng rồi đi. Chuyện ấy tôi không thích nói ra, nó chả liên quan đến cái lõi tôi muốn chuyển tải. 

Khi tôi đăng câu chuyện này lên mạng xã hội, có bạn comment: Đọc đến câu có mã khuyến mãi, là em không đọc nữa, em mà gặp là em bỏ app đi cho người ta ngay.

Tôi bật cười. Vì tôi biết, bạn đã hiểu rất sai câu chuyện này, cũng như hiểu rất sai cái tâm thế của người lao động. 

Mã khuyến mãi app xe công nghệ bây giờ, để có được thì bạn phải dùng kha khá hàng tháng, không dễ như trước họ tung ra ầm ầm để chiếm thị phần. Tôi vẫn đều đặn chấm 5 sao, tip thêm 5 - 10 nghìn khi tài xế là phụ nữ, người cao tuổi, hoặc người tuân thủ luật giao thông nghiêm túc. Nhưng chắc chắn, tôi vẫn sẽ chọn giải pháp tiết kiệm nhất khi di chuyển, hay tiêu pha bất cứ thứ gì. 

Chúng ta đều phải tôn trọng đồng tiền, dù là từ túi mình hay vào túi người khác. Đấy cũng là tôn trọng nhau.

Không tôn trọng nhau, thì mọi sự hào phóng đều chỉ là những cơn cao hứng sáo rỗng mà thôi.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.