Đại án VNCB giai đoạn 2: Đại diện BIDV 'xin rút kinh nghiệm'

Trong phiên tòa chiều 12/1, ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV) tiếp tục vắng mặt để trả lời các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm trong việc cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền.
 
Bị cáo Phạm Công Danh.
Bị cáo Phạm Công Danh.

Chiều 12/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng: VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV tiếp tục phần xét hỏi. Trong đó, HĐXX chủ yếu tập trung các câu hỏi xoay quanh hành vi Phạm Công Danh cùng các đồng phạm làm giả hồ sơ vay thông qua 12 công ty để vay của BIDV số tiền 4.700 tỷ đồng.

Theo tin trên báo Dân Việt, dù trước đó ngay từ khi bắt đầu phiên tòa, HĐXX đã yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để trả lời các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm trong việc cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền nhưng vị này vẫn chưa xuất hiện.

Ngoài ra, ông Trần Lục Lang, Phó giám đốc BIDV cùng nhiều cán bộ của BIDV với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án cũng vắng mặt tại tòa không lý do.

Về việc BIDV cho Phạm Công Danh vay số tiền 4.700 tỷ đồng, ông Trần Hoài Lâm, đại diện BIDV hội sở cho biết, trước đó ông phụ trách địa bàn TP HCM. Tất cả các doanh nghiệp xin vay vốn mà có địa bàn tại TP HCM do VNCB giới thiệu đều có gửi đến ông.

Ông Lâm thừa nhận có đề xuất cấp tín dụng cho 12 trường hợp vay tiền của BIDV, do VNCB và BIDV có ký kết hợp tác thực hiện và do khách hàng có nhu cầu vay. Khi ấy, căn cứ vào quy định của BIDV và quyết định 1627 của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp. Các hồ sơ là do VNCB chuyển qua Ban khách hàng doanh nghiệp của BIDV và khi thấy đủ điều kiện thì ban này duyệt.

Trả lời câu hỏi của tòa: “Tức là anh không duyệt mà đưa xuống, nhưng chi nhánh lại hiểu là cấp tín dụng. Có khi nào là bên dưới hiểu là cấp trên chỉ đạo họ duyệt không? Sau việc xảy ra thì ông nghĩ trách nhiệm của mình thế nào?”, ông Lâm cho rằng đã làm đúng quy trình, chức năng của phòng ban, còn sự việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng thì xin rút kinh nghiệm.

Cũng theo nguồn tin này, bà Phương, Trưởng ban Pháp chế, đại diện BIDV giải thích các hợp đồng của 12 công ty vay tiền tại BIDV thực hiện theo quy trình của Quy định 1627 và Quy chế cho vay của BIDV, các quy định về giao dịch bảo đảm, quyền cầm cố thế chấp của các tổ chức tín dụng…

Theo đó, hợp đồng giữa BIDV và 12 công ty là hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự chứ không phải hợp đồng bảo lãnh. Do đó, có 2 chủ thể trong hợp đồng là bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Nội dung của hợp đồng thực hiện quy định theo mẫu chung BIDV, bao gồm các nội dung: Bên cầm cố là ai, nhận là ai, bảo đảm, xác định nghĩa vụ theo hợp đồng như thế nào, việc quản lý tài sản, nghĩa vụ VNCB, quyền BIDV…

Đại diện BIDV cũng cho biết, đã lập hội đồng kỷ luật những người liên quan đến thiếu sót trong việc cho 12 công ty vay. BIDV đã nghiêm khắc kiểm điểm, thành lập hội đồng kỷ luật nhưng bà Phương vẫn khẳng định đây không phải trọng yếu. Việc cho 12 doanh nghiệp vay, BIDV yêu cầu doanh nghiệp phải có 30% vốn tự có, các doanh nghiệp đều đáp ứng nên đại diện BIDV vẫn khẳng định không có sai phạm.

Sáng cùng ngày, ở xét hỏi liên quan đến khoản tiền vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV, gây thiệt hại cho VNCB gây thiệt hại cho VNCB trên 2.550 tỷ đồng, Phạm Công Danh khai nhận do chịu áp lực từ Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải tăng vốn điều lệ, trong khi lúc đó ngân hàng đang trong tình trạng yếu kém, duy trì được là đã khó nên bị cáo mới đi vay. 

Cáo trạng vụ án thể hiện trên TTXVN, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh cần có tiền để sử dụng nhưng không thể vay trực tiếp tại VNCB nên đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Phạm Công Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân để lập 29 hồ sơ khống đứng tên vay vốn tại 3 ngân hàng: Sacombank, TPBank và BIDV. 

Số tiền vay được này, Phạm Công Danh đem sử dụng mục đích cá nhân, không có khả năng chi trả. Ngoài ra, Phạm Công Danh cùng đồng phạm dùng tiền của VNCB gửi sang Sacombank, TPBank và BIDV để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay nhưng sau đó bị ba ngân hàng trên thu hồi nợ từ chính số tiền gửi này. Những sai phạm này của Phạm Công Danh và các đồng phạm khiến VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng. 

Theo An Ninh Tiền Tệ

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.