Đại dịch 'châm ngòi' cho làn sóng tội phạm tại Hong Kong

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đại dịch COVID-19 bùng phát đang kéo theo rất nhiều hệ luỵ bao gồm các tệ nạn xã hội cũng như những loại hình tội phạm mới xuất hiện. Tại Hong Kong, trong thời gian gần đây đã ghi nhận rất nhiều các vụ đánh thuốc mê với mục đích trộm tiền của nạn nhân.
Đại dịch 'châm ngòi' cho làn sóng tội phạm tại Hong Kong

Stuart, nạn nhân của một vụ đánh thuôc mê, cho biết thay vì một đêm vui chơi tại quận Loan Tể - tụ điểm giải trí nổi tiếng tại khu vực trung tâm Hong Kong, anh đã phải trải qua "một cơn ác mộng".

Stuart đã phải mất rất nhiều ngày để nhớ lại những gì diễn ra hôm đó. Và sau khi nói chuyện với một nạn nhân khác, anh đã nhớ lại mọi chuyện.

Khi đó đã có một người phụ nữ cố gắng tiếp cận Stuart, bắt chuyện với anh bên ngoài quán bar, và sau đó có một người đàn ông xuất hiện với ánh mắt hung tợn.

"Lúc đó tôi nghĩ rằng anh ta sẽ đấm tôi nhưng anh ta lại thổi một cái gì đó vào mặt tôi", Stuart hồi tưởng. "Tôi nhớ rằng mình đã cười, nhưng chỉ có vậy thôi. Sau đó, tôi không nhớ được gì nữa".

Sau khi tỉnh táo, Stuart được thông báo tài khoản ngân hàng của anh đã thực hiện 6 giao dịch và và 80.000 HKD (tương đương 10.300 USD) đã "không cánh mà bay".

"Đó là một tài khoản chung của tôi với vợ, chúng tôi thậm chí sắp có con nên tôi hoàn toàn tin tưởng cô ấy", anh Stuart cho biết. "Cảnh sát nhận định rằng có thể khi đó tôi đang say, nhưng tại sao tôi lại thực hiện đến 6 giao dịch? Điều này thật vô lý".

"Hơi thở của quỷ"

Nhiều nhóm chat trên ứng dụng WhatsApp đã không ngừng bàn tán về những câu chuyện tương tự như trên trong những tháng gần đây, trong đó các thành viên chủ yếu là chủ và nhân viên các quán bar tại quận Loan Tể.

Hầu hết các nạn đều không có ký ức về những gì đã xảy ra, và sau khi tỉnh táo trở lại, họ bàng hoàng khi biết số tiền trong tài khoản ngân hàng của mình đột nhiên "bốc hơi".

Những kẻ chủ mưu sẽ thường sử dụng cách thức đánh thuốc mê vào đồ uống của nạn nhân, thủ đoạn này nhằm khống chế tâm trí đối phương và lấy được mật khẩu tài khoản của họ.

Các nạn nhân đã gọi những cuộc tấn công này là "Hơi thở của quỷ". Đây vốn là tên một loại thuốc chống nôn có tác dụng rất mạnh nhưng trong trường hợp này, nó được sử dụng để ám chỉ âm mưu của những kẻ phạm tội.

Trước đây, vấn nạn đầu độc đồ uống cũng đã gây ra những hậu quả không nhỏ tại Hong Kong – nơi từng được coi là có tình hình trị an ổn định, nhưng giờ đây đại dịch đã và đang làm dấy lên một làn sóng tội phạm mới.

"Nó đang trở thành một vấn nạn đáng lo ngại", một chủ quán bar giấu tên nói. "Cảnh sát túc trực khu vực này suốt đêm, họ thường xuyên kiểm tra giấy phép hoạt động của chúng tôi, nhằm đảm bảo rằng chúng tôi hoàn toàn tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Nhưng có vẻ họ sẽ không can thiệp vào những vụ việc đánh thuốc mê".

Cảnh sát và các chủ quán bar tại Hong Kong cho biết phần lớn các vụ đánh thuốc mê đều được thực hiện bởi các nhóm đối tượng nữ có hành vi bán dâm, và đôi khi có sự trợ giúp của đồng bọn là nam giới.

"Tất cả chúng tôi đã phải vật lộn chống lại những ảnh hưởng của đại dịch, những cô gái ấy cũng vậy", một chủ quán bar khác tại quận Loan Tể chia sẻ. "Tôi nói không phải để bào chữa cho những hành vi phạm tội của họ, nhưng qua đó mọi người có thể thấy tại sao họ buộc phải làm như vậy".

Trong thời điểm Hong Kong đang phải đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, số lượng các vụ án đầu độc nạn nhận cũng đang có dấu hiệu tăng vọt.

Các số liệu thống kê hồi năm ngoái cho thấy số vụ cướp tại Hong Kong đã tăng 26%, số vụ lừa đảo đã tăng lên 89% và số vụ tống tiền nhảy vọt lên đến 237%, bên cạnh đó thì các vụ án liên quan đến tội phạm mạng cũng đã tăng 55%.

Trong các báo cáo về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Sáng kiến ​​Toàn cầu chống Tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đã công bố chi tiết những thay đổi trong xu hướng phạm tội của các nhóm đối tượng.

Đơn cử, các lệnh hạn chế đi lại trên diện rộng, đóng cửa biên giới đã khiến các vụ buôn lậu ma túy quy mô quốc tế gặp rất nhiều trở ngại, nhưng đại dịch lại là chất xúc tác khiến cho nạn buôn bán người, các vụ tống tiền, làm hàng giả và tội phạm mạng ngày càng hoành hành.

Vấn nạn vô cảm

Stuart chia sẻ rằng anh đã phải giải thích rất nhiều để chứng minh với lực lượng cảnh sát rằng mình không bị hoang tưởng và anh thực sự là nạn nhân.

Một nạn nhân khác là nữ giáo viên người Anh tên James, 41 tuổi, cô cho biết đã báo cảnh sát rằng đã có kẻ lấy trộm 64.000 HKD (tương đương 8.243 USD) từ tài khoản của cô.

“Khi tôi báo cảnh sát, sĩ quan trực chỉ thở dài và nói rằng anh ta đang có 90 hồ sơ vụ án chờ giải quyết trên bàn làm việc”, James bức xúc nói.

Cả Stuart và James cho biết họ cũng bị phía ngân hàng gây khó dễ để lấy các dữ liệu giao dịch làm bằng chứng cung cấp cho cảnh sát.

Cảnh sát Hong Kong cho biết loại hình tội phạm này đã tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch, lực lượng này đã phải tăng cường hoạt động để kiểm soát tình hình, bao gồm việc triển khai các đội tuần tra đặc biệt.

"Chúng tôi mong người dân hãy bình tĩnh, chính quyền đang phân bổ tối đa nguồn lực để ngăn chặn tội phạm", sĩ quan cảnh sát quận Loan Tể Ho Siu-tung trả lời báo giới.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được cải thiện trong cách tiếp cận với nạn nhân của lực lượng cảnh sát.

“Tôi cho rằng các khoá huấn luyện trong một khoảng thời gian nhất định dành cho các sĩ quan cảnh sát phụ trách các vấn đề này sẽ cần phải xây dựng cụ thể”, ông Ho nhấn mạnh. "Người dân khi tới các quán bar cũng cần hết sức cảnh giác và khai báo chi tiết các tình tiết cho cơ quan chức năng khi tố cáo thủ phạm".

Trong khi đó, các nạn nhân cho biết so với với số tiền đã bị đánh cắp, thì phản ứng của chính quyền và những tổ chức liên quan mới là thứ khiến họ thất vọng.

“Sự việc này chắc chắn sẽ khiến những người như tôi bị ảnh hưởng tâm lý”, Stuart chia sẻ. "Bạn sẽ không thể hiểu được vì sao mình lại chịu khuất phục trước mọi thứ như vậy".

Theo AFP
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.