Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 26/11, tại Hà Nội, 387 đại biểu đại diện cho hơn 4.000 hội viên đã tham dự trực tiếp và trực tuyến Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ III (2021-2026).
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng hoa chúc mừng đại hội.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng hoa chúc mừng đại hội.

Tham dự đại hội có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự của Hội Nữ trí thức Việt Nam...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa chúc mừng đại hội.

Trong suốt 10 năm qua, đặc biệt là từ năm 2016 trở lại đây, nhờ kiện toàn bộ máy, Hội đã có bước phát triển nhanh và bền vững, đạt nhiều thành tựu. Với lực lượng hội viên mạnh, có nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên công tác tư vấn, phản biện xã hội của Hội đã đóng góp hiệu quả trong quá trình xây dựng các chính sách về giáo dục, khoa học, công nghệ và bình đẳng giới. Hội cũng đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò của nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hội đã chủ quản và chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu, dự án chuyển giao công nghệ. Từ các dự án và đề tài, Hội đã xây dựng được Sàn giao dịch trực tiếp, trực tuyến về công nghệ/sản phẩm khoa học công nghệ, giới thiệu hơn 200 sản phẩm, hỗ trợ chuyển giao 6 công nghệ/sản phẩm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các hoạt động hợp tác quốc tế được quan tâm, mở rộng...

Kế thừa, phát huy thành tựu đã đạt được, trong nhiệm kỳ tới, Hội Nữ trí thức Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của Hội; phát huy tính tự chủ, sáng tạo, hiệu quả của nữ trí thức trong công tác đào tạo, khoa học và công nghệ; thực hiện tốt công tác tư vấn, phản biện xã hội, nâng vị thế của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong khu vực và quốc tế...

Với phương châm "Đoàn kết - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ II (2016-2021); đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ III (2021-2026) và tầm nhìn đến năm 2030; bầu Ban Chấp hành khóa III.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ (2021- 2026) gồm 60 chị. Ban Chấp hành đã tiến hành bầu GS.TS. Lê Thị Hợp là Chủ tịch Hội, GS.TS.Nguyễn Thị Doan tiếp tục được bầu là Chủ tịch Danh dự. BCH cũng bầu 7 Phó Chủ tịch gồm:

1. TS. Phạm Thị Mỵ

2. CN. Nguyễn Thị Hồi

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe

4. GS.TS. Lê Mai Hương

5.ThS. Hoàng Thị Ái Nhiên

6.PGS.TS. Bùi Thị An

7. PGS.TS. Trương Thị Hiền

TS. Phan Thị Thuỳ Trâm tiếp tục bầu vào Ban thường vụ khoá III và là tân Tổng thư ký Hội Nữ trí thức việt Nam.

Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III ảnh 1

TS. Phan Thị Thuỳ Trâm là uỷ viên Ban thường vụ khoá II&III, Chi hội trưởng Mạng lưới DNXH được bầu làm Tổng thư ký Hội Nữ trí thức việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những thành tích mà Hội Nữ trí thức Việt Nam đã đạt được; bày tỏ tin tưởng Hội sẽ tiếp tục tập hợp, đoàn kết các nữ trí thức, phát huy tiềm năng, sáng tạo, trí tuệ của phụ nữ Việt Nam trong và ngoài nước, khơi dậy khát vọng cống hiến của nữ trí thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đánh giá cao vai trò của nữ trí thức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn số liệu, phụ nữ chiếm 64% nhân lực ngành giáo dục, 58% lực lượng khoa học xã hội và nhân văn, 55% lực lượng y bác sĩ, khoa học sức khỏe.

Thử hỏi, ở một đất nước, còn lĩnh vực nào quan trọng hơn 3 lĩnh vực này? Thứ nhất là lo cho sức khỏe - cái quý nhất của con người, tiếp đến là sự hiểu biết trí tuệ, tương lai và nền tảng của mọi thứ trong xã hội là khoa học xã hội và nhân văn.

Tôi rất ấn tượng khi nghe báo cáo nhiệm kỳ trước được trình bày Đại hội, trong đó nhấn mạnh Hội đã đóng góp tích cực vào khoa học, có nhiều chị là tấm gương, nhà khoa học có tên tuổi, có nhiều giải thưởng danh giá, có chị được tôn vinh là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, các chị đã nói nhiều về tư vấn, phản biện chính sách của nữ trí thức. Có lần, tôi nói chuyện với chị Châu (GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam khóa I, II - PV) về nữ trí thức và chị kể lại cho tôi nghe nguồn gốc của thuật ngữ này. Thuật ngữ người tri thức xuất hiện từ thế kỷ thứ 19, là người có trí thức, được đào tạo, đó còn mang hàm nghĩa không chỉ làm việc chuyên môn kiếm sống mà còn là người luôn quan tâm đến xã hội, đòi công bằng cho xã hội. Ở Việt Nam, khái niệm này được bổ sung thêm nhiều nhưng ý nghĩa ban đầu vẫn còn nguyên vẹn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III ảnh 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội LHPNVN Hà Thị Nga chụp hình cùng Ban chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Hội Nữ trí thức Việt Nam đã đóng góp tích cực vào khoa học, có nhiều chị là tấm gương, nhà khoa học có tên tuổi, có nhiều giải thưởng danh giá, có chị được tôn vinh là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, các chị đã nói nhiều về tư vấn, phản biện chính sách của nữ trí thức. “Tôi tin, các chị không chỉ là tấm gương về sự phấn đấu vươn lên, làm chủ tri thức, mà còn thật sự là những người đi đầu lan tỏa giá trị tốt đẹp trong xã hội để xã hội công bằng hơn, đất nước phát triển nhanh, bền vững", Phó Thủ tướng nói.

Điểm lại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ ba vừa mới diễn ra (ngày 24/11), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng khi nói đến văn hóa, một trong những điều đầu tiên nhiều người nghĩ đến là tri thức, khoa học, giáo dục. Văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo. Điều đấy không thể có được nếu không có tri thức.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (năm 1946), Bác Hồ khẳng định nhiệm vụ “Xây dựng nền văn hóa mới của nước nhà phải lấy hạnh phúc của đồng bào, dân tộc làm cơ sở”, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai (năm 1948) được xem là “Hội nghị Diên Hồng” đầu tiên về văn hóa, đã khơi dậy phong trào xây đựng nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các phong trào văn hóa đã khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc có một đất nước độc lập, thống nhất, nhân dân được tự do, hạnh phúc, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”…

Sau 35 năm đổi mới, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ ba nhằm khơi dậy khát vọng để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Để làm được điều này là vô cùng khó, giống như chúng ta đã phải đối mặt và chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần dù nhiều người cho rằng không thể.

Tương tự, khi bàn về chiến lược phát triển của Việt Nam 2035, các tổ chức quốc tế cho rằng để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam phải tăng trưởng khoảng 8%/năm trở lên liên tục trong vòng 20 năm. Điều này không thể đạt được nếu chỉ bằng những biện pháp, cách làm như từ trước tới nay.

“Phải làm thế nào để khơi dậy được khát vọng của mỗi người Việt Nam có thể hy sinh tất cả quyền lợi của cá nhân để đất nước, dù không giàu có như các nước có thu nhập cao nhất nhưng cũng không được nghèo nữa. Nhưng khi Việt Nam cố gắng, các quốc gia khác cũng đang cố gắng”, Phó Thủ tướng trăn trở và chia sẻ khi đã có tấm lòng, khát vọng như vậy thì cũng phải rất trí tuệ, sáng tạo. Dân tộc Việt Nam đã vượt qua những thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử không chỉ bằng lòng dũng cảm, sự hy sinh mà cả tài năng, trí tuệ, sáng tạo.

“Một khi có tấm lòng, khát vọng làm cho nhân dân hạnh phúc hơn, giúp được nhiều người hơn thì mỗi nhà khoa học, trí thức sẽ bằng mọi cách tìm tòi, trau dồi, học hỏi để tìm ra cách làm. Ngược lại nhận thức cao nhất, trí tuệ cao nhất là làm sao giúp cho tất cả mọi người hạnh phúc”, Phó Thủ tướng trao đổi và cho rằng phải tạo được môi trường cổ vũ cho những cái mới, sự sáng tạo, tôn vinh trí thức. Xây dựng luật pháp, cơ chế thiết thực để khơi dậy khát vọng, phát huy tài năng, trí tuệ, sức sáng tạo của tất cả mọi người dân Việt Nam.

* Xây dựng hình mẫu nữ trí thức thời đại mới

Phát biểu tại Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 2021-2026), Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga ghi nhận những đóng góp tích cực của Hội Nữ trí thức Việt Nam đã phát huy vai trò tập hợp, kết nối, thấu hiểu, chia sẻ, động viên nữ trí thức trong và ngoài nước phát huy tiềm năng, trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Trong giai đoạn 2021-2026, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho rằng, Hội Nữ trí thức Việt Nam cần cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, có các hoạt động thiết thực để mở rộng, quan tâm thu hút ngày càng đông đảo nữ trí thức tham gia vào hoạt động Hội.Hội Nữ trí thức phải thực sự là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với lực lượng nữ trí thức, thể hiện vai trò nòng cốt phát huy trí tuệ, tâm huyết và khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng vươn lên của đội ngũ trí thức cống hiến cho sự nghiệp bình đẳng giới và phát triển đất nước.

Hội Nữ trí thức Việt Nam cần coi trọng công tác vận động, tuyên truyền, xây dựng hình mẫu "Nữ trí thức thời đại mới" theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.Đặc biệt, nữ trí thức cần đi đầu, tiên phong trở thành những "công dân số", hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các lực lượng phụ nữ.

Ngoài ra, Hội Nữ trí thức cần tiếp tục vận động thực hiện bình đẳng giới, nghiên cứu khoa học, đề xuất chính sách, bảo vệ phụ nữ và trẻ em và các chính sách, pháp luật khác phục vụ sự phát triển của đất nước.

Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III ảnh 3

Kế thừa, phát huy thành tựu đã đạt được, trong nhiệm kỳ tới, Hội Nữ trí thức Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của Hội.

* Ngôi nhà của nữ trí thức Việt Nam

Theo báo cáo của Hội Nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2020, 10 năm qua, đặc biệt là từ năm 2016 trở lại đây, nhờ kiện toàn bộ máy theo hướng tích cực và hiệu quả, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội - GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu và Chủ tịch danh dự, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Hội Nữ trí thức Việt Nam (NTTVN) đã phát triển nhanh và bền vững, đạt nhiều thành tựu rất đáng tự hào.

Tính đến hết tháng 1/2021, Hội đã có hơn 4.000 hội viên (tăng hơn 2.000 hội viên so với đầu nhiệm kỳ), có một số hội viên mạng lưới đang định cư, làm việc ở nước ngoài.

Với lực lượng hội viên mạnh, có nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các nền kinh tế nên công tác tư vấn, phản biện xã hội của Hội trong nhiệm kỳ II đã đóng góp hiệu quả trong quá trình xây dựng các chính sách về giáo dục, khoa học công nghệ và bình đẳng giới.

Hội cũng đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò của Nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Tổ chức thành công 2 Hội nghị Nữ Khoa học toàn quốc lần thứ I (2019), lần thứ II (2020) và chủ trì nhiều hội thảo khoa học chuyên đề. 2 Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc đã giới thiệu, quảng bá các kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) của nữ trí thức Việt Nam (93 công trình khoa học và 56 báo cáo khoa học) thu hút sự quan tâm của xã hội đồng thời tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng sáng tạo tới đông đảo các hội viên và cộng đồng khoa học. Các Hội thảo chuyên đề đã hỗ trợ, chia sẻ kết quả nghiên cứu, cập nhật các thông tin khoa học công nghệ (KHCN) mới cho hội viên.

Hội đã chủ quản và chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu, dự án chuyển giao công nghệ. Từ các dự án và đề tài, Hội đã xây dựng được Sàn giao dịch trực tiếp, trực tuyến về công nghệ/sản phẩm KHCN, giới thiệu hơn 200 sản phẩm, hỗ trợ chuyển giao 6 công nghệ/sản phẩm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Các hoạt động hợp tác quốc tế được quan tâm, mở rộng và đẩy mạnh bao gồm cả hợp tác đa phương và song phương với nhiều đối tác là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có yếu tố nước ngoài. Hội tiếp tục tham gia tích cực với tư cách là thành viên chính thức của Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (INWES-APNN).

Là tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam, Hội Nữ trí thức Việt Nam luôn tích cực, chủ động hưởng ứng và cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam trong hoạt động thường xuyên của Hội, được Hội LHPN Việt Nam đánh giá cao trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.