Rào cản đối với phụ nữ trong chính trường Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bà Yasuda Mari đã rất sợ khi kiểm tra các tài khoản mạng xã hội của mình, nhất là trong giai đoạn nước Nhật đang bước vào cuộc tổng tuyển cử, nhiều người dù thân thiết, nhưng vẫn cho rằng, là một phụ nữ, bà không nên ứng cử vào quốc hội.
Chỉ 3 trong số 20 thành viên nội các Nhật Bản là phụ nữ. Ảnh: AP
Chỉ 3 trong số 20 thành viên nội các Nhật Bản là phụ nữ. Ảnh: AP

“Họ cáo buộc tôi ngủ với những người đàn ông quyền lực để tiến thân hoặc đưa ra những bình luận lăng mạ trong các cuộc gọi đến văn phòng của tôi”, bà Yasuda, ứng viên đảng Dân chủ Lập hiến tranh cử tại tỉnh Hyogo. “Tôi nhận được email từ những người đàn ông phán xét về ngoại hình của tôi hoặc yêu cầu tôi hẹn hò.”

Quấy rối tình dục đang trở thành một vấn nạn đối với những phụ nữ tham gia chính trường ở Nhật Bản. Theo bà Yasuda, bất chấp những tiến bộ trong xã hội gần đây về quan niệm giới, nền chính trị của Nhật Bản vẫn không phải "mảnh đất" dành cho phụ nữ.

“Có rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của người Nhật mà phụ nữ ít được trình bày và cảm thấy không thể thể hiện bản thân, nhưng tình trạng này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực chính trị”, bà Yasuda nói.

Bất chấp những lời tuyên bố của cựu Thủ tướng Abe Shinzo, trong suốt 9 năm ông cầm quyền để tạo ra một xã hội “trong đó phụ nữ tỏa sáng”, cuộc bầu cử hạ viện ngày 31/10 sẽ càng tạo ra nhiều trở ngại cho phụ nữ trong chính trường.

Trong số 1.051 ứng cử viên tham gia tranh cử tại quốc hội Nhật Bản lần này, chỉ có 186 (chưa đến 18%) là phụ nữ, mặc dù luật bình đẳng giới được ban hành vào năm 2018 khuyến khích các đảng lựa chọn số lượng ứng viên nam và nữ tương đương nhau. Con số này ít hơn một chút so với cuộc bầu cử trước đó vào năm 2017.

Bà Yasuda, người từng vận động tranh cử một mình nhưng giờ có hai đồng nghiệp đồng hành, cho biết: “Dường như nam giới bẩm sinh đã là những nghị sĩ. Nếu những người bình thường cảm thấy chính trị phù hợp hơn với cuộc sống hàng ngày của họ, thì phụ nữ cũng phải được hưởng quyền này. Nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy xa cách với các chính trị gia, như thể chính trị là thứ dành cho những người ‘đặc biệt', trong trường hợp của Nhật Bản là những người đàn ông trung niên trở lên.”

Bà Maeda Yoshiko, một ủy viên hội đồng ở phía tây Tokyo từ năm 2015, cho rằng vấn nạn phân biệt giới tính tại Nhật Bản không chỉ giới hạn trên mạng xã hội. Là một thành viên của Liên minh các đại diện nữ quyền của Nhật Bản, Maeda cho biết bà đã nhận được thông tin từ các nữ chính trị gia trên khắp Nhật Bản về việc bị các đồng nghiệp nam quấy rối, từ chửi bới trong các cuộc tranh luận đến gây áp lực buộc họ phải từ chức.

"Đó đơn giản là bắt nạt", bà Maeda chỉ ra.

Theo bà Maeda, bầu không khí trong các phòng họp hội đồng và các hành động quấy rối tình dục nhắm vào các nữ chính trị gia sẽ khiến họ lo sợ đứng ra tranh cử.

“Ngay cả những người muốn tham gia vào chính trị cũng thường từ bỏ ý định vì bị các thành viên trong gia đình phản đối. Vẫn còn quá nhiều trở ngại đối với việc phụ nữ trở thành chính trị gia", bà Maeda cho biết.

Đầu năm nay, văn phòng nội các Nhật Bản tiết lộ rằng các nữ chính trị gia và ứng cử viên thường gặp phải tình trạng quấy rối tình dục, bao gồm cả lời nói và hành động.

Trong số 1.247 nữ chính trị gia được khảo sát, 57,6% cho biết họ đã bị quấy rối tình dục bởi cử tri, những người ủng hộ hoặc các đồng nghiệp khác.

Theo Miura Mari, giáo sư khoa chính trị học tại Đại học Sophia ở Tokyo, số lượng thấp ứng cử viên nữ tham gia tranh cử trong tháng này là bằng chứng cho thấy Nhật Bản đã không giải quyết được những trở ngại về cơ cấu để có thêm phụ nữ được bầu vào quốc hội.

“Các nghị sĩ đương nhiệm đang có lợi thế rất lớn trong các cuộc bầu cử ở Nhật Bản, vì vậy, chừng nào LDP vẫn là đảng lớn nhất, thì sẽ có rất ít thay đổi về cấu trúc của các nghị sĩ. Điều đó chỉ xảy ra khi một đảng đối lập giành chiến thắng", giáo sư Miura cho biết.

Đảng LDP đang tổ chức bầu chọn 33 phụ nữ trong số 336 ứng cử viên trong cuộc bầu cử ngày 31/10. Đảng này đã chiến thắng trong các cuộc bầu cử hạ viện kể từ năm 2009 và đã cầm quyền liên tục kể từ thập niên 1950 và phần lớn bao gồm các nam nghị sĩ.

“Nếu một người đương nhiệm bày tỏ mong muốn tranh cử, họ có thể được ưu tiên trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tiếp theo,” bà Noda Seiko, Bộ trưởng phụ trách bình đẳng giới cho biết. “Các vị trí hiện tại được lấp đầy bởi nam giới và đảng này không có ý định nhường chỗ cho phụ nữ."

Tỷ lệ phụ nữ tham gia chính trường tại Nhật Bản chỉ đứng thứ 165 trong số 190 quốc gia, với chỉ 9,9% phụ nữ trong hạ viện, theo Liên minh Nghị viện. Còn tại các khu vực địa phương: hơn 30% các hội đồng làng và thị trấn không có đại diện là nữ, theo số liệu năm 2019.

“Trong nhiều trường hợp, cách duy nhất mà phụ nữ có thể giành được sự tán thành của một đảng lớn là vượt qua những người đứng đầu các cơ sở cấp tỉnh phụ trách quá trình lựa chọn và sử dụng mạng lưới cá nhân để thu hút những người đàn ông quyền lực trong đảng”, bà Miura nói . “Nhật Bản nên đưa ra hạn ngạch cho các ứng cử viên nữ và loại bỏ các rào cản cơ cấu để ứng cử.''

Thủ tướng Kishida Fumio, người đã hứa sẽ tái phân phối của cải cho tầng lớp trung lưu đang gặp khó khăn của Nhật Bản, chỉ bổ nhiệm 3 phụ nữ vào nội các gồm 20 thành viên và phản đối lời kêu gọi cho phép các cặp vợ chồng sử dụng họ riêng và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

“Xã hội Nhật Bản đang thay đổi,” giáo sư Miura ám chỉ nhận thức ngày càng tăng của những người trẻ tuổi về các vấn đề như tình trạng khẩn cấp về khí hậu và bất bình đẳng giới. "Nhưng chính trị Nhật Bản vẫn y như cũ."

Theo The Guardian
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.