Dàn Hoa hậu tranh luận chuyện bỏ diễn bikini trong thi nhan sắc

Hoa hậu Ngọc Hân, Mỹ Linh cho rằng thi áo tắm không còn cần thiết, nhưng Lan Khuê nói điều này phụ thuộc tính chất các cuộc thi.
Cuộc thi Hoa hậu Mỹ thành lập từ năm 1921 và chính thức 'xóa sổ' trang phục áo tắm từ mùa giải năm nay. Trong ảnh là Cara Mund, người đang giữ vương miện Miss America.
Cuộc thi Hoa hậu Mỹ thành lập từ năm 1921 và chính thức 'xóa sổ' trang phục áo tắm từ mùa giải năm nay. Trong ảnh là Cara Mund, người đang giữ vương miện Miss America.

Tổ chức Hoa hậu Mỹ - Miss America (khác với Miss USA) vừa quyết định cắt bỏ phần thi bikini ra khỏi chung kết kể từ mùa giải năm nay. Quyết định lập tức gây chú ý trên toàn thế giới, bởi áo tắm luôn là một phần thi quan trọng gắn liền với hầu hết cuộc thi nhan sắc cấp quốc gia, quốc tế. Bà Gretchen Carlson - chủ tịch Miss America - cho biết ban tổ chức (BTC) mong muốn tập trung đánh giá vào tài năng, nhân cách và trí tuệ của thí sinh.

Hoa hậu Thế giới - Miss World cũng có những thay đổi về bikini. Năm 2013 khi tổ chức tại đảo Bali (Indonesia), cuộc thi vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân ở đất nước có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới. Trước làn sóng tẩy chay, ban tổ chức đổi áo tắm sang một phần thi trang phục truyền thống của nước chủ nhà. Từ năm 2015 đến nay, Miss World chính thức gạch bỏ phần thi vốn gây nhiều tranh cãi này cũng như giải thưởng "Hoa hậu Biển".

Sáng 8/6, ông Lê Minh Tuấn - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - cho biết cơ quan quản lý sẽ lấy ý kiến về dự thảo nghị định mới vào ngày 22/6 tại Huế. "Khi theo dõi việc tổ chức thi hoa hậu trên thế giới và ở Việt Nam, trước những phản hồi về việc Hoa hậu Mỹ bỏ phần thi bikini, Cục đưa ra nội dung này để trao đổi, lấy ý kiến từ các tổ chức, cá nhân liên quan. Việc Hoa hậu Mỹ bỏ phần thi này cho thấy họ đang tập trung đánh giá trí tuệ thí sinh, đây là điều tích cực".

Theo ông, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào hạn chế phần thi này. Tất cả phụ thuộc vào ban tổ chức cũng như tiêu chí, thể lệ từng cuộc thi. Tuy vậy, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các cuộc thi sắc đẹp đều xác định ưu tiên vẻ đẹp trí tuệ, văn hóa và nhân cách, sau đó mới đến hình thể.

Dàn Hoa hậu tranh luận chuyện bỏ diễn bikini trong thi nhan sắc ảnh 1Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2016 trình diễn bikini trong chung kết. Từ trái qua: á hậu 1 Thanh Thanh Tú, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, á hậu 2 Thùy Dung.

Trước những thay đổi từ thế giới, nhiều khán giả Việt Nam đặt câu hỏi liệu có nên cắt bỏ phần thi này ra khỏi các sân chơi nhan sắc trong nước. Nhiều người cho rằng ban tổ chức không cần thiết đánh giá nhan sắc thí sinh chỉ thông qua trang phục bikini. Thậm chí, có ý kiến nhận định phần thi này hạ thấp nhân cách người phụ nữ khi phô diễn hình thể trước đông đảo khán giả.

Hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân ủng hộ bỏ phần thi bikini. Người đẹp lý giải các thí sinh đã trải qua vòng đo nhân trắc học với các nữ chuyên gia hàng đầu trong phòng kín. Phần thi này thường diễn ra ngay trong ngày sơ khảo của các cuộc thi hoa hậu. Tất cả đặc điểm hình thể như số đo ba vòng, chiều cao, đôi chân thon dài hay vòng ngực cao hay không đều được các chuyên gia ghi nhận, chấm điểm chi tiết. "Nếu cần thiết, các giám khảo nữ cũng có thể có mặt trong phòng kín này để theo dõi phần nhân trắc học. Như tại Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi và giám khảo Trần Ly Ly vào theo dõi đo nhân trắc của thí sinh", Ngọc Hân chia sẻ.

Sắp đảm nhận vai trò giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018, Đỗ Mỹ Linh nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể là một tiêu chí hàng đầu. Nhưng hiện nay, ban tổ chức mong muốn tìm ra những cô gái có vẻ đẹp tâm hồn, thông minh chứ không đơn giản ở số đo ba vòng. "Một cô gái có thể không hoàn hảo về ngoại hình nhưng tự tin, giỏi giang và xinh đẹp theo cách của riêng họ vẫn đáng được ca ngợi. Do đó, tôi nghĩ đây là lý do mà các cuộc thi nhan sắc quốc tế đang có xu hướng thay đổi".

Ở quan điểm ngược lại, các người đẹp khác cho rằng việc trình diễn bikini mang đến sự hấp dẫn của cuộc thi, tôn vinh vẻ đẹp hình thể, sự tự tin và kỹ năng trình diễn của thí sinh.

Á hậu Nguyễn Thị Loan - từng đại diện Việt Nam tham gia Miss World 2014, Miss Grand International 2016, Miss Universe 2017 - bày tỏ ý kiến không nên bỏ bikini. Xét về chuyên môn, đây là một trong những phần thi quan trọng để làm tiêu chí chấm thí sinh. Ngay cả Hoa hậu Thế giới dù trên truyền thông tuyên bố bỏ áo tắm, nhưng thực tế khi tham dự, Nguyễn Thị Loan và các người đẹp khác vẫn tham gia vòng thi trong phòng kín.

Theo kinh nghiệm của Á hậu từng dự thi Miss Universe 2017, BTC chỉ chọn một số lượng nhỏ thí sinh được chụp bikini. Hầu hết người đẹp được chọn có lợi thế hơn hẳn để được vào top trong những vòng sau. "Khi bạn có thể trình diễn bikini đẹp mắt, bạn đủ tố chất để hoàn thành tốt các phần thi khác và có cơ hội lọt vào sâu cuộc thi. Nếu thí sinh ở Việt Nam không có sự cọ xát luyện tập cho vòng bikini, việc ra nước ngoài yếu thế hơn sẽ là điều hiển nhiên", người đẹp lý giải.

Á hậu Việt Nam 2016 Huỳnh Thị Thùy Dung nêu quan điểm các cuộc thi nhan sắc cần có thi bikini vì phần nào giúp thí sinh khoe được vẻ đẹp hình thể, kỹ năng trình diễn - những yếu tố mà một hoa hậu cần có. Điều cần thiết là tỷ trọng điểm cho phần này cần nhỏ đi, nhường cho các phần khác quan trọng hơn như thuyết trình, giao tiếp, thể hiện lòng nhân ái... Bên cạnh đó, với trang phục bikini, nếu thí sinh có phong cách trình diễn phù hợp sẽ giúp cho phần thi trở nên chuyên nghiệp, không đi ngược với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Hoa khôi - siêu mẫu Lan Khuê thì cho rằng việc cắt bỏ phần thi bikini hay không phụ thuộc vào tiêu chí từng cuộc thi. Ở Miss World, ban tổ chức chú trọng trí tuệ, dự án nhân ái, kỹ năng thuyết trình ứng xử. Vì thế, thi bikini trở nên dư thừa. Với góc độ một khán giả, Lan Khuê thích thú với một cuộc thi có nhiều phần đa dạng: bikini, dạ hội, tài năng, ứng xử.

Năm 2018, Hoa hậu Việt Nam tiếp tục tổ chức, ban tổ chức khẳng định duy trì phần thi bikini trong lần kỷ niệm 30 năm của cuộc thi. Nhà báo Lê Xuân Sơn - trưởng BTC - cho rằng thi áo tắm trong một cuộc thi hoa hậu là hợp lý và không thể thiếu.

Bà Phạm Thị Kim Dung - Tổng giám đốc công ty Sen Vàng, Phó trưởng BTC - lý giải thêm, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam theo đuổi tiêu chí tìm kiếm những người đẹp hội đủ vẻ đẹp hình thể, tri thức, tác phong văn hóa và nét đẹp tâm hồn. Theo bà, phần thi bikini không hạ thấp người phụ nữ, ngược lại tôn vinh vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời. "Quan trọng là cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Ví dụ năm 2016, các thí sinh trình diễn bikini mang đến thông điệp người phụ nữ hiện đại khỏe khoắn, mạnh mẽ và biết giữ gìn vóc dáng. Ngoài ra, thi bikini cũng là để báo cáo với công chúng về vẻ đẹp của các thí sinh, bởi khán giả chỉ có thể theo dõi qua các đêm thi trình diễn trên sân khấu".

Với vai trò tổ chức cuộc thi Hoa khôi Áo dài và nhiều năm cử thí sinh thi quốc tế, bà Nguyễn Thị Thúy Nga - tổng giám đốc công ty Elite - cho biết ngay trong đề án tổ chức, phần thi bikini trên sân khấu được ghi rõ là biểu diễn, việc chấm điểm thí sinh dựa trên nhân trắc học. Vì thế, việc duy trì hay cắt bỏ không gây ảnh hưởng đến kết quả và phụ thuộc tính chất riêng ở từng cuộc thi. "Việc bỏ bikini là xu thế chung ở các quốc gia có công nghệ giải trí mạnh. Nhưng không phải thế giới làm gì, chúng ta cũng làm theo bởi trình độ, sự chuyên nghiệp trong tổ chức của chúng ta thua xa họ. Ngược lại, chúng ta cần nâng cao các kỹ năng, rèn luyện cho thí sinh tự tin trình diễn, bên cạnh đầu tư khâu kịch bản để tôn vinh thí sinh và phần thi hấp dẫn nhất này".

Theo Ngoisao.net
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.