Dấu ấn cầu Ghềnh hơn 100 tuổi

Hơn một thế kỷ tồn tại, cầu Ghềnh - do hãng Eiffel (Pháp) thiết kế - trở thành biểu tượng của vùng đất Biên Hòa (Đồng Nai) và là ký ức tuổi thơ của người.
Dấu ấn cầu Ghềnh hơn 100 tuổi

Theo sách Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển (NXB Đồng Nai), năm 1901 quốc lộ 1 và đường sắt Sài Gòn - Nha Trang chạy qua tỉnh Biên Hòa được khởi công. Cùng lúc, công trình cầu Gành (Ghềnh) cũng được Pháp triển khai thi công bắc qua mỏm tây của Cù Lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa).

Đầu thế kỷ 20, quốc lộ đi qua Biên Hòa có mặt đường hẹp, rộng chừng 5m được rải đá và cấp phối tạm thời. Trong đó cầu được xây bằng bêtông và sắt thép nên rất vững chắc. Sở Trường Tiền được lập ra với nhiệm vụ làm đường, bắc cầu nhỏ và sửa chữa, bảo trì đường bộ. Năm 1903, cầu Rạch Cát và cầu Ghềnh do Hãng Eiffel (Pháp) thiết kế, chế tạo bắc ngang sông Đồng Nai làm xong.

Ngày 14/1/1904, việc khánh thành cầu Ghềnh đã giúp đoạn đường xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa thông xe, ít lâu sau tuyến tàu Sài Gòn - Biên Hòa bắt đầu chạy 2 chuyến mỗi ngày. Trong phạm vi tỉnh Biên Hòa, đường sắt và quốc lộ 1 hầu như chạy song song với nhau. Từ tỉnh lỵ, hai con đường huyết mạch này đâm sâu vào rừng rậm bịt bùng để băng qua Bàu Cá, núi Chứa Chan... phục vụ khai thác tài nguyên.

Dấu ấn cầu Ghềnh hơn 100 tuổi ảnh 1

Cầu Ghềnh ngày xưa. Ảnh: Panoramio

Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu Ghềnh hoạt động, tuyến đường sắt được thông tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71 km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81 km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18 km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77 km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408 km).Cầu Ghềnh ra đời không chỉ thông tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang mà còn giúp cho Cù Lao Phố dễ dàng thông thương với Sài Gòn và Biên Hòa nhiều hơn. Từ nét văn hóa đi chợ, họp chợ đường thủy bằng thuyền, lúc bấy giờ người dân có thể qua cầu bằng xe bò, xe ngựa...

Cầu Ghềnh do hãng Eiffel (Pháp) thiết kế với hệ thống được nâng đỡ bởi ba trụ xây bằng đá rất lớn băng qua một khoảng sông rộng. Những nhịp cầu được làm hình vòng cung, gồm có bốn vòng nên người dân quen gọi là cầu bốn nhịp. Hình dáng của cầu Ghềnh khá giống với cầu Trường Tiền (Huế).

Lược sử Cù Lao Phố viết, đây là thương cảng Nông Nại đại phố sầm uất với nhiều thương gia nước ngoài đến giao thương, buôn bán trong thế kỷ 17-18 sau khi các di thần nhà Minh được chúa Nguyễn cho vào định cư ở Đồng Nai năm 1679. Tuy nhiên, qua nhiều biến cố lịch sử, Cù Lao Phố bị tàn phá nặng nề, dân cư cũng trở nên thưa thớt. Nhiều người đã chuyển lên khu vực Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Chợ Lớn... Thế nhưng, vẫn còn một số lưu dân bám trụ xung quanh vùng đất mà tổ tiên từng dày công khai phá. Đến đầu thế kỷ 20, cùng với cầu Ghềnh, người dân bắt đầu đông đúc trở lại và phát triển đến tận hôm nay.

Dấu ấn cầu Ghềnh hơn 100 tuổi ảnh 2

Cầu Ghềnh lung linh về đêm. Nguyễn Mạnh Tiến/Panoramio

Về tên gọi, theo người dân Cù Lao Phố "phải gọi là cầu Gành mới đúng" vì có gành đá nổi lên ở gần cầu thời đó. Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai Lưu Văn Du, qua tìm hiểu người dân ở Cù Lao Phố vẫn gọi là "Gành" chứ không phải "Ghềnh". "Ghềnh" có thể sau này người ta phát âm trại ra chứ dân cù lao xưa nay vẫn gọi là "Gành". Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy một dữ liệu nào để khẳng định chuẩn xác "Gành" hay "Ghềnh".Thời ấy, cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ ở xứ Nam kỳ. Không chỉ dành cho xe lửa qua lại mà nó còn là huyết mạch giao thông đường bộ của tuyến quốc lộ 1. Kiến trúc cổ kính, vững chãi trường tồn cho đến hôm nay. Hình ảnh bình dị của nó đã tạo nên nét văn hóa rất riêng của đất và người Biên Hòa. Công trình cầu Ghềnh có vai trò quan trọng trong quá trình lịch sử lúc bấy giờ.

Sau hơn 100 năm tồn tại, cầu Ghềnh không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà từ lâu đã trở thành biểu tượng đẹp của thành phố Biên Hòa. Chiếc cầu góp phần tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên sông nước hài hòa lý thú đối với dòng sông Đồng Nai. Vụ tai nạn do xà lan đâm làm sập 2 nhịp cầu Ghềnh hôm 20/3 không chỉ làm gián đoạn tuyến đường sắt Bắc Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đường sắt, đường thủy mà còn khiến nhiều người dân Biên Hòa chạnh lòng.

Lúc hay tin cầu Ghềnh sập, ông Lê Văn Chín (80 tuổi, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) hối hả chạy ra quán cà phê dưới chân cầu. Nhìn 2 nhịp cầu sập đổ xuống sông, cụ ông hét lên: "Cầu sập rồi, ký ức của tôi đó".

Ông kể, người thân sinh của mình chính là một trong những người làm nên cây cầu trăm tuổi này và 3 khối đá đang để trong hiên nhà là những vật liệu làm nên móng cầu ngày xưa. "Lúc đó cha tôi làm thợ sắt, đóng rive các thanh chắn cầu, do làm thủ công nên nung rive khi nào đóng khi đó chứ không như máy hơi bây giờ", ông Chín kể.

Dấu ấn cầu Ghềnh hơn 100 tuổi ảnh 3

Cụ Châu bên cầu Ghềnh nằm 2011. Ảnh: Phước Tuấn

Còn với những người dân sống gần đền thờ Nguyễn Tri Phương bên dưới cầu Ghềnh thì không quên trận chiến ác liệt bảo vệ cầu những ngày cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh vào tháng 4/1975. "Bộ đội ta đã chiếm đóng được cầu, quyết bảo vệ trước âm mưu đánh sập - nhằm chặn hướng tấn công của quân ta. Đã có rất nhiều chú bộ đội mãi mãi nằm xuống khi quyết bảo vệ cây cầu này đã được người dân lập bảng ghi danh", cô Nguyễn Thị Lài (phường Bửu Hòa) cho hay. Còn với ông Võ Hồng Châu (89 tuổi, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa), cầu Ghềnh để lại nhiều kỉ niệm thời thơ ấu. Lúc nhỏ, ông thường đi bộ qua cầu để vào Biên Hòa học và hay được ông nội kể về những ngày xây cầu. "Ông tôi kể ngày thông cầu đông vui lắm như lễ hội, tàu lửa rít khói chạy từ Sài Gòn về Biên Hòa. Người dân khi ấy lạ lẫm với cây cầu và con tàu lắm", ông nói.

"Nhìn 2 nhịp cầu nằm dưới sông mà xót xa vô cùng, cây cầu đã quá quen thuộc với tôi. Từ bé ngày nào tôi cũng được ông nội dắt ra bờ sông ngắm đoàn tàu chạy qua cầu, đến khi lớn tôi cùng bạn bè cũng thường la cà ở khu bờ sông này. Hy vọng, cầu sẽ sớm được sửa chữa, phục dựng", anh Nguyễn Thành Huy, nhà ở phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, nói.

Vài năm trước, cầu Ghềnh đã được Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai lập hồ sơ để trình UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh. Song, khi xin ý kiến từ cơ quan chủ quản là Bộ GTVT thì không được đồng ý. Sau vụ tai nạnnăm 2011, Bộ GTVT từng quyết định đóng cửa đường bộ qua cầu nhưng UBND tỉnh lại đề xuất xin giữ lại một hành lang cho người dân đi xe máy từ phía TP Biên Hòa đi Bình Dương.

Theo Vnexpress

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.