Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã đóng băng tài sản dự trữ của ngân hàng trung ương Nga và loại Nga ra khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT mà còn cả các tổ chức tài chính, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Làn sóng trừng phạt này đã đẩy giá đồng rúp của Nga xuống dốc, tình trạng thiếu hụt đã tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế Nga và chính phủ dường như sắp vỡ nợ bởi thời hạn thanh toán trái phiếu đang cận kề. Dư luận - và nỗi sợ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt - đã buộc các doanh nghiệp phương Tây phải rời bỏ lãnh thổ Nga. Chẳng bao lâu nữa, nền sản xuất của Nga sẽ bị tê liệt vì thiếu các phụ kiện nhập khẩu.
Dù làn sóng cấm vận của Nga nhận được sự ủng hộ của dư luận phương Tây, nhưng những hành động này không chỉ gây hại cho nền kinh tế Nga, mà còn có tác động tiêu cực toàn cầu. Trong 20 năm qua, hai xu hướng đã và đang ăn mòn toàn cầu hóa khi đối mặt với cuộc hành trình được cho là không ngừng nghỉ của nó. Thứ nhất, những người theo chủ nghĩa dân túy và dân tộc chủ nghĩa đã dựng lên các rào cản đối với thương mại tự do, đầu tư, nhập cư và truyền bá tư tưởng, đặc biệt là ở Mỹ. Thứ hai, thách thức của Trung Quốc đối với hệ thống kinh tế quốc tế dựa trên luật lệ và các thỏa thuận an ninh lâu đời ở châu Á đã khuyến khích phương Tây dựng lên các rào cản đối với hội nhập kinh tế Trung Quốc. Xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt hiện nay sẽ làm cho sự ăn mòn này thậm chí còn tồi tệ hơn.
Có nhiều lý do. Đầu tiên, Trung Quốc đang cố gắng điều hướng một phản ứng không trực tiếp đối với chiến dịch quân sự của Nga. Cả hệ thống tài chính và nền kinh tế của Bắc Kinh đều quan sát các lệnh trừng phạt vì khả năng bị trả đũa kinh tế nếu cho thấy có dấu hiệu trợ giúp Nga, chưa nói đến việc bảo lãnh cho Moscow. Nhưng bất cứ điều gì thiếu sót khi tham gia hoàn toàn cuộc phong tỏa sẽ thúc đẩy các chính sách chống Trung Quốc ở phương Tây, làm giảm sự hội nhập kinh tế của nước này.
Thứ hai, các quốc gia thường lo sợ phải chịu sự điều chỉnh bất thường của sức mạnh kinh tế Mỹ, giờ đây lại say mê với sức mạnh hiển nhiên của Washington. Hiện tại, các hành động kinh tế của Mỹ có thể là chính đáng và có rất ít rủi ro nếu các nước ủng hộ Ukraine sẽ đi ngược lại các chính sách của Mỹ. Nhưng lần tới, Mỹ có thể ích kỷ hơn hoặc thất thường hơn.
Cuối cùng, các biện pháp trừng phạt sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga và các chi phí đáng kể đối với châu Âu nếu Nga cắt quyền tiếp cận với khí đốt tự nhiên và dầu để đáp trả lại, điều này có thể khiến các chính phủ theo đuổi chiến lược tự cường và tự ngắt kết nối kinh tế toàn cầu. Trớ trêu thay, điều này sẽ tự chuốc lấy thất bại.
Sự thu hẹp kinh tế mạnh mẽ hiện nay của Nga cho thấy các quốc gia khó phát triển như thế nào mà không có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, ngay cả khi họ cố gắng giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, những nỗ lực của Nga để tự độc lập về kinh tế trên thực tế khiến nước này có nhiều khả năng bị trừng phạt hơn, bởi phương Tây không phải mạo hiểm nhiều để áp đặt các biện pháp trừng phạt. Nhưng điều đó sẽ không ngăn được nhiều chính phủ cố gắng rút lui vào các góc riêng, tìm cách tự bảo vệ mình bằng cách rút khỏi nền kinh tế toàn cầu.
Tất nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo về sự chia rẽ như vậy trong nhiều năm, và các quốc gia nhỏ hơn đang cố gắng tự cô lập sẽ không thể thành công. Nhưng bây giờ có vẻ như nền kinh tế thế giới thực sự sẽ chia thành các khối: một xoay quanh Mỹ và một xoay quanh Trung Quốc, còn Liên minh châu Âu không thực sự quá nghiêng về khối nào. Mỗi bên đều cố gắng tự tách biệt và sau đó giảm bớt ảnh hưởng của đối phương. Hậu quả kinh tế đối với thế giới sẽ vô cùng to lớn, và các nhà hoạch định chính sách cần nhận ra và bù đắp chúng càng nhiều càng tốt.
Sự bám trụ của đồng đô la
Đối với tất cả các cuộc thảo luận về "vũ khí hóa tài chính", các biện pháp trừng phạt được áp dụng chống lại Nga chỉ có hiệu lực bởi vì liên minh quốc tế áp đặt chúng trên phạm vi rộng và cam kết gắn bó. Chẳng hạn, việc đóng băng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga chỉ có tác dụng nếu phần lớn hệ thống tài chính của thế giới làm như vậy. Điều quan trọng là toàn bộ liên minh, không phải hệ thống tài chính. Vì liên minh chống Nga bao gồm tất cả các tổ chức tài chính lớn, ngoại trừ các ngân hàng Trung Quốc, và vì các ngân hàng Trung Quốc không muốn rút khỏi hệ thống đó, các lệnh trừng phạt tài chính sẽ không dẫn đến bất kỳ thay đổi cơ bản nào trong trật tự tài chính hoặc tiền tệ của thế giới.
Các nền kinh tế cảm thấy bị đe dọa bởi Washington hiện có động cơ để chuyển dự trữ của họ ra khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ. Về lý thuyết, đây luôn là bài kiểm tra về việc Mỹ lạm dụng quyền lực tài chính: nếu Washington lạm dụng việc trừng phạt, nó có thể khiến các quốc gia khác đưa ra các lựa chọn thay thế tốt hơn cho đồng đô la và hệ thống thanh toán xung quanh nó.
Và trong thời gian rất dài, một nền kinh tế thế giới bị chia rẽ dưới sự đe dọa của sự trừng phạt sẽ uốn cong theo hướng đó. Nhưng trong khi đó, những gì Nga thể hiện cho thấy việc đa dạng hóa sang euro, nhân dân tệ và thậm chí cả vàng sẽ không giúp ích gì cho các quốc gia nếu những bên tham gia thị trường khác sợ bị loại khỏi hệ thống đồng đô la, vì sẽ không có bên nào khác để họ bán nguồn dự trữ của mình.
Hệ thống tiền điện tử sẽ phải quyết định xem liệu nó có tuân theo các lệnh trừng phạt và do đó mất đi một số người dùng của họ (những người coi tiền điện tử như một tài sản trú ẩn) hay không hoặc liệu nó có tạo điều kiện cho các nỗ lực né tránh các lệnh trừng phạt hay không, trong trường hợp đó các chính phủ có khả năng đóng cửa hoặc loại trừ loại hình này.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ phải vật lộn để trở thành một sự thay thế chính cho đồng đô la, ngay cả đối với các nền kinh tế trong khối của Bắc Kinh. Chừng nào Trung Quốc ngăn cản người dân tự do lấy tài sản ra khỏi hệ thống tài chính trong nước, các nhà đầu tư và thậm chí cả các ngân hàng trung ương sẽ chỉ trao đổi các lời đe dọa trừng phạt của cả Mỹ và Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cho đồng nhân dân tệ tự do chuyển đổi, thay vì bị kiểm soát chặt chẽ. Nhưng nếu điều đó xảy ra, giá trị của đồng nhân dân tệ có thể sẽ giảm mạnh trong một thời gian dài, như đã xảy ra từ năm 2015 đến năm 2016, khi Trung Quốc tạm thời mở tài khoản vốn của mình, bởi vì hàng tỷ người giữ tiền tiết kiệm của họ ở Trung Quốc đang tuyệt vọng để đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách chuyển tài sản của họ đi nơi khác để theo đuổi lợi nhuận cao hơn.
Tất nhiên, Trung Quốc có thể trở thành nơi dự trữ tiền mặt cho các nền kinh tế nhỏ xoay quanh Bắc Kinh. Nhưng điều này sẽ không làm giúp đa dạng hóa hoặc tạo ra lợi nhuận ưu đãi cho các khoản tiết kiệm của Trung Quốc và nó có thể phản tác dụng bằng cách kéo hệ thống tài chính của Trung Quốc vào tình trạng bất ổn tài chính của các quốc gia khác.
Điều đó không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi về mặt tài chính. Sự chia rẽ kinh tế càng được khuếch đại bởi các sự chia rẽ quyền lực cứng, thì các chính phủ càng gắn hệ thống tài chính của họ với đồng minh quân sự lớn của mình. Tỷ giá hối đoái cố định có xu hướng tuân theo các liên minh quân sự. Thế giới đã chứng kiến điều này ở khắp châu Phi, châu Mỹ Latinh và Nam Á thời Chiến tranh Lạnh, khi các chính phủ liên tục xoay chuyển tỉ giá hối đoái qua lại giữa Liên Xô và Mỹ. Nhưng mặc dù điều đó có nghĩa là một số quốc gia sẽ vào hoặc ra khỏi khu vực đồng đô la, nó sẽ không tạo ra một loại tiền tệ thay thế hấp dẫn theo các điều kiện của riêng mình.
Sự thụt lùi
Có thể khẳng định, chiến dịch quân sự của Nga và các lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow sẽ không dẫn đến những thay đổi lớn về tài chính đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng chúng sẽ đẩy nhanh quá trình ăn mòn toàn cầu hóa, một quá trình sẽ có những tác động rộng rãi. Với sự kết nối kinh tế kém hơn, thế giới sẽ chứng kiến xu hướng tăng trưởng thấp và ít đổi mới hơn. Các công ty và ngành công nghiệp trong nước sẽ có nhiều quyền lực hơn để yêu cầu các biện pháp bảo vệ đặc biệt. Nhìn chung, lợi nhuận thực tế từ các khoản đầu tư của các hộ gia đình và tập đoàn sẽ giảm xuống.
Để hiểu tại sao lại như vậy, hãy xem xét điều gì có thể xảy ra với chuỗi cung ứng. Hiện tại, hầu hết các công ty công nghiệp và nhà bán lẻ đều tìm nguồn cung cấp từng đầu vào hoặc từng bước quan trọng trong quy trình sản xuất của họ từ một hoặc một số nơi riêng biệt. Có một logic kinh tế mạnh mẽ để thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu theo cách này, với tương đối ít sự dư thừa: chúng không chỉ tiết kiệm chi phí bằng cách khuyến khích các công ty và nhà máy chuyên môn hóa, mà còn tăng quy mô sản xuất và cung cấp lợi thế tiếp thị và thông tin địa phương. Nhưng với thực tế địa chính trị và đại dịch hiện nay, các chuỗi giá trị toàn cầu này có thể không còn đáng để phải chịu rủi ro khi dựa vào các điểm tắc nghẽn cụ thể, đặc biệt nếu các điểm đó nằm ở các quốc gia không ổn định về chính trị hoặc không thể phụ thuộc được.
Các công ty đa quốc gia, với sự khuyến khích của chính phủ, sẽ bảo đảm một cách hợp lý trước các vấn đề bằng cách xây dựng các chuỗi cung ứng dự phòng ở những địa điểm an toàn hơn. Giống như bất kỳ hình thức bảo hiểm nào, điều này sẽ bảo vệ chủ thể khỏi một số rủi ro bất lợi, nhưng nó sẽ chưa mang lại lợi nhuận kinh tế ngay lập tức.
Trong khi đó, nếu các công ty của Trung Quốc và Mỹ không còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhau, họ có nhiều khả năng hoạt động kém hiệu quả hơn và người tiêu dùng ít có khả năng nhận được nhiều sự đa dạng và độ tin cậy như hiện tại. Khi người tiêu dùng đó là chính phủ, các doanh nghiệp trong nước được bảo vệ thậm chí có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi lãng phí và gian lận hơn, bởi vì sẽ có ít cạnh tranh hơn đối với các hợp đồng mua sắm của chính phủ. Ném mình vào chủ nghĩa dân tộc và nỗi sợ hãi về các mối đe dọa an ninh quốc gia, và các công ty như vậy sẽ dễ dàng che đậy lòng yêu nước của mình và dễ dàng tiếp cận các ngân hàng, bởi họ hiểu rằng mình có một chỗ dựa vững chắc từ hệ thống chính trị. Có lý do cho thấy các nền kinh tế đóng cửa dễ xảy ra tham nhũng hơn.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong các cam kết dưới mác ái quốc của Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump về sản xuất “đang phát triển” - đưa các chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa về đất Mỹ. Họ đang sử dụng an ninh quốc gia và niềm tự hào để biện minh cho các chính sách đánh lừa cả nền quốc phòng và hơn 85% công nhân Mỹ không làm việc trong ngành công nghiệp nặng. Việc tôn sùng sản xuất trong nước thay vì thúc đẩy thương mại dịch vụ và mạng lưới xuyên biên giới là điều đặc biệt mỉa mai, vì đây là những lĩnh vực thực sự mang lại lợi thế cho phương Tây so với Nga trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt hiệu quả, và điều đã ngăn cản các doanh nghiệp Trung Quốc cứu trợ Nga.
Tương tự, sự ăn mòn của toàn cầu hóa sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho công nghệ. Đổi mới nhanh hơn và phổ biến hơn khi đội ngũ nhân tài khoa học toàn cầu tham gia và có thể trao đổi ý kiến và chia sẻ bằng chứng, hoặc bác bỏ, về các khái niệm. Nhưng có một lý do thuyết phục về mặt chính trị để các quốc gia cố gắng đảm bảo rằng chỉ các đồng minh mới có quyền truy cập vào công nghệ của họ, ngay cả khi các hạn chế liên quan đến quân sự không rõ ràng. Nền công nghệ toàn cầu sẽ là nạn nhân, vì Mỹ và các tổ chức nghiên cứu phương Tây khác tự tước đi nhiều sinh viên và nhà khoa học tài năng của Trung Quốc và Nga.
Sự ăn mòn ngày càng mạnh mẽ của toàn cầu hóa sẽ càng làm giảm lợi tức vốn trong nền kinh tế thế giới, và nó sẽ làm như vậy đối với mọi mặt của sự phân chia kinh tế. Sẽ có những giới hạn mới về nơi mọi người có thể đầu tư tiền tiết kiệm của mình, làm giảm phạm vi đa dạng hóa và lợi nhuận trung bình. Nỗi sợ hãi và chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ làm tăng mong muốn của mọi người đối với các khoản đầu tư an toàn tại quê nhà, vào chính phủ hoặc cổ phiếu được công khai hậu thuẫn. Các chính phủ cũng sẽ kết hợp các lập luận về an ninh quốc gia với các biện pháp ổn định tài khóa và tài chính được thiết kế để khuyến khích mạnh mẽ đầu tư vào nợ công của chính họ, như họ đã làm trong các cuộc chiến tranh.
Sự nổi lên của đồng euro
Có một tác dụng phụ kinh tế có lợi đối với sự chia rẽ ngày càng tăng trên toàn cầu: Liên minh châu Âu đang được thúc đẩy để thống nhất nhiều hơn các chính sách kinh tế của mình. Khối này đang tận dụng các nguồn lực để chia sẻ gánh nặng tài chính do dòng người tị nạn Ukraine ồ ạt đổ vào Ba Lan và các nước thành viên phía đông khác. Trái phiếu châu Âu đang được phát hành để trả cho các biện pháp này, thay vì các khoản nợ của từng quốc gia thành viên.
Liên minh châu Âu hoặc khu vực đồng euro có thể phát hành thêm nợ công châu Âu trong tương lai, điều này sẽ giúp ích nhiều hơn cho nền kinh tế toàn cầu. Chiến dịch quân sự của Nga củng cố thực tế rằng đây là một thế giới có lợi nhuận thấp và nhiều nhà đầu tư có mong muốn cao về sự an toàn. Bằng cách tạo ra nhiều tài sản an toàn hơn cho họ, EU và khu vực đồng euro có thể hấp thụ một số khoản tiết kiệm tránh rủi ro, cải thiện sự ổn định tài chính.
Sự thống nhất mạnh mẽ hơn của EU cũng sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, hầu hết mọi thành viên EU đều đã cam kết trong nhiều năm để tăng chi tiêu quốc phòng và đầu tư công nhiều hơn để giảm nhanh sự phụ thuộc của lục địa này vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Cả hai khoản đầu tư này sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc chấm dứt việc châu Âu tự do dựa vào Mỹ và Trung Quốc để tăng trưởng; tạo cho nền kinh tế toàn cầu một động cơ khác sẽ giúp cân bằng sự bấp bênh của chu kỳ kinh doanh, ổn định thế giới chống lại các cuộc suy thoái.
Đặc biệt, những sáng kiến này sẽ giúp ích cho chính khu vực đồng euro. Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng đồng euro một thập kỷ trước là sự mất cân bằng giữa các nền kinh tế đồng euro do chính sách thắt lưng buộc bụng của Đức. Bằng cách tăng nhu cầu nội địa của Đức, các thành viên phía nam của khu vực đồng euro sẽ có thể giải quyết một số khoản nợ của họ thông qua việc tăng xuất khẩu thay vì phải cắt giảm tiền lương và nhập khẩu để thanh toán. Điều này sẽ tăng cường khả năng tồn tại lâu dài của đồng euro, cũng như tăng sức hấp dẫn của nó đối với các thành viên mới tiềm năng ở Đông Âu và các nhà quản lý dự trữ trên toàn thế giới. Một đồng euro ít phải chịu những căng thẳng và lo lắng nội bộ cũng sẽ có giá trị cao hơn, ổn định hơn, do đó sẽ làm giảm căng thẳng thương mại với Mỹ.
Một sự thật bất tiện
Thật không may, cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ tác động tiêu cực đến các nước đang phát triển. Việc tăng giá thực phẩm và năng lượng đã và đang gây tổn hại cho công dân của các nước này, và tác động kinh tế của việc ăn mòn toàn cầu hóa sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu các quốc gia có thu nhập thấp buộc phải chọn một phía để nhận trợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì cơ hội cho khu vực tư nhân của các nước đó sẽ bị thu hẹp. Doanh nghiệp ở các quốc gia này sẽ phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào những người gác cổng chính phủ trong và ngoài nước. Và khi Mỹ và các quốc gia khác tăng cường sử dụng các biện pháp trừng phạt, các công ty sẽ ít có khả năng đầu tư vào các nền kinh tế này hơn. Các công ty đa quốc gia muốn né tránh sự phản đối của Mỹ, và vì vậy họ sẽ từ bỏ việc đầu tư vào những nơi mà họ cho là có ít sự minh bạch.
Điều đáng buồn nhất của điều này là do phản ứng bất bình đẳng của thế giới đối với đại dịch COVID-19, trong đó các quốc gia có thu nhập cao không cung cấp đủ vaccine và vật tư y tế cho các nước đang phát triển. Sự coi thường chính trị này đối với phúc lợi của các nhóm dân cư có thu nhập thấp trên toàn cầu làm thay đổi về mặt vật chất các điều kiện kinh tế trên thực tế. Điều đó lại đưa ra một lý do thương mại cho việc khu vực tư nhân không đầu tư vào các nền kinh tế đó. Cách duy nhất để thoát khỏi chu kỳ này là thông qua đầu tư công và thực thi, đối xử công bằng. Tuy nhiên, sự phân chia giữa các nền kinh tế lớn có khả năng làm cho khoản đầu tư đó vào các nước đang phát triển không đủ, không đáng tin cậy và được giải ngân tùy tiện.
Giúp đỡ các nền kinh tế nghèo không phải là mục tiêu phát triển dài hạn duy nhất mà chiến dịch quân sự Nga có thể làm tổn hại. Để tồn tại, các xã hội trên toàn thế giới sẽ cần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng vai trò nòng cốt của Nga và Ukraine trong việc cung cấp năng lượng toàn cầu sẽ tạo ra các lực lượng trái ngược nhau khiến quá trình chuyển đổi năng lượng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, các chính trị gia phương Tây đang kêu gọi tránh xa khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ủng hộ việc tăng cường khai thác nhiên liệu hóa thạch bên ngoài nước Nga.
Các quốc gia muốn ngăn chặn tình trạng khoét sâu giá, cắt giảm thuế năng lượng và bồi thường cho các hộ gia đình vì giá khí đốt cao hơn, nhưng họ cũng muốn tăng các biện pháp khuyến khích để mở rộng sản xuất năng lượng xanh hơn và giảm tiêu thụ, vốn đòi hỏi giá thành cao hơn. Sự đánh đổi còn vượt ra ngoài biến đổi khí hậu. Các nền dân chủ muốn xây dựng liên minh xung quanh các giá trị tự do và thị trường tự do hơn, nhưng để cắt giảm chi phí năng lượng, họ sẽ tìm đến các nước như Arab Saudi và Venezuela, đề nghị hợp pháp hóa chính quyền của họ để đổi lấy nguồn cung dầu.
Có một thực tế bất tiện rằng để làm chậm nhiệt độ tăng, thế giới cần hành động tập thể quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc. Phương Tây không thể làm điều đó một mình. Chính phủ Trung Quốc và Mỹ đôi khi có thể đạt được tiến bộ chung về các sáng kiến khí hậu ngay cả khi đang xung đột về các vấn đề khác, và cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden đều cho biết họ muốn làm như vậy một lần nữa. Nhưng nó sẽ trở nên khó khăn hơn khi mỗi quốc gia tự dựng nên những bức tường. Trong khi đó, sự ăn mòn của quá trình toàn cầu hóa làm giảm tốc độ đổi mới do hạn chế hợp tác nghiên cứu, việc các nhà khoa học đưa ra một giải pháp có thể cứu hành tinh cũng trở nên thách thức hơn.
Nhặt nhạnh những mảnh vỡ
Việc ngăn chặn sự ăn mòn của toàn cầu hóa vốn đã khó, và cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến điều này còn khó hơn. Khi các chính trị gia ở Mỹ và các nơi khác đưa ra những câu chuyện sai lệch về việc mở cửa nền kinh tế có hại như thế nào đối với người lao động, thì chiến dịch quân sự của Nga và các lệnh trừng phạt dẫn đến đã đẩy Trung Quốc và Mỹ xa nhau hơn.
Nhưng các nhà hoạch định chính sách không bất lực. Các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga rất mạnh mẽ bởi vì chúng được áp đặt bởi một liên minh các nền kinh tế lớn. Nếu Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu và các nền kinh tế thị trường quan trọng khác có thể sử dụng phương pháp tương tự như những gì họ đã sử dụng để trừng phạt Nga theo hướng giúp đỡ nền kinh tế, thì họ có thể sửa chữa sự xói mòn, có lẽ là khuyến khích Trung Quốc kết nối liên tục với thế giới.
Để làm được như vậy, các chính phủ phải theo đuổi một loạt các chính sách. Họ có thể bắt đầu bằng cách tạo ra một thị trường chung rộng và sâu nhất có thể, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ và thậm chí cả cơ hội lao động. Họ phải tạo ra các tiêu chuẩn chung để sàng lọc đầu tư tư nhân xuyên biên giới vì lý do an ninh quốc gia.
Họ nên tạo ra một sân chơi tương đối đồng đều giữa các đồng minh có thể thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, điều này sẽ làm giảm các tác dụng phụ tồi tệ nhất của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế: tham nhũng và lãng phí. Các nhà hoạch định chính sách cũng phải thiết lập một mặt trận đầu tư công bền vững trong nhiều năm, nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa các nền kinh tế và nâng cao lợi tức đầu tư tổng thể.
Các quốc gia không thể đảo ngược mọi sự chia rẽ ăn mòn trong nền kinh tế toàn cầu do cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự chấp thuận ngầm của Trung Quốc. Họ không nên muốn vậy, một số hình thức bạo lực phải đối mặt với sự cô lập về kinh tế. Nhưng họ có thể bù đắp nhiều tổn thất, giúp hành tinh ổn định hơn trong quá trình này.
Bài viết thể hiện quan điểm của Adam Posen - Chủ tịch của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.