Đau đớn chấp nhận sống cảnh chồng chung chỉ vì 'không biết đẻ'

Đã mười mấy năm nay, bà Thoa phải sống chung với cảnh hắt hủi và những trận mưa đòn “thừa sống thiếu chết” triền miên như cơm bữa của người chồng.
Đau đớn chấp nhận sống cảnh chồng chung chỉ vì 'không biết đẻ'

Đã mười mấy năm nay, bà Nguyễn Thị Thoa (SN 1965) ở xã Hoa Thám, Huyện Bình Gia, Lạng Sơn phải sống chung với cảnh hắt hủi và những trận mưa đòn “thừa sống thiếu chết” triền miên như cơm bữa của người chồng.

Tất cả chỉ có vì một lí do duy nhất đó là bà không đẻ được con trai. Bà nhắm mắt chấp nhận sống cảnh chồng chung hàng chục năm nay chỉ vì muốn có một chỗ nương thân cho mình cùng các con.

Là một người phụ nữ đẹp nhưng cuộc sống hôn nhân của bà đúng như người xưa nói: “Hồng nhan bạc phận”. Vốn đã trải qua “qua một lần đò” vì cuộc hôn nhân thứ nhất gặp nhiều trắc trở. Bà chấp nhận rổ giá cạp lại với một người đàn ông cũng đã có gia đình và đã ly hôn.

Lúc ấy, chồng bà đang sống với một đứa con gái nhỏ. Bà Thoa nghĩ: “Dù sao cũng cùng cảnh ngộ, nên cả hai dễ thông cảm chia sẻ với nhau khi về sống chung dưới một mái nhà”.

Họ đến với nhau từ hai bàn tay trắng, nên thời gian đầu, cuộc sống rất khó khăn. Dù thế, hai vợ chồng vẫn yêu thương nhau và chăm chỉ làm ăn nên gia đình ngày càng khấm khá. Cuộc sống yên ấm trôi đi, ba đứa con lần lượt chào đời, nhưng hiềm một nỗi, cả ba đều là con gái.

Đau đớn chấp nhận sống cảnh chồng chung chỉ vì 'không biết đẻ' ảnh 1

Đã mười mấy năm nay, bà Thoa phải sống chung với cảnh hắt hủi và những trận mưa đòn “thừa sống thiếu chết” triền miên như cơm bữa của người chồng.

Chồng bà lại là con trưởng nên nhất định phải có đứa con trai để nối dõi tông đường. Tấn bi kịch ập đến cuộc đời bà bắt đầu từ đây.

Sau khi 3 đứa con gái chào đời, vì tội “không biết đẻ” nên bà bị chồng mình quay ra hắt hủi, đánh đập. Hàng ngày, đi làm vất vả để nuôi con, tối về, không hôm nào chồng cũng chẳng để bà yên. Nhìn thấy vợ con là ông mắng, ông đánh.

Kể từ ngày đó, chồng bà lao vào rượu chè, bê tha không chịu làm lụng gì. Có hôm, cả nhà đang ăn cơm, vì bực tức, ông bê thẳng nồi cơm đầy đập vào đầu vợ khiến máu bà chảy lênh láng…

Rồi cũng có đêm, khi mấy mẹ con bà đang ngủ thì ông trở về nhà trong cơn say rượu. Chồng bà bắt đầu chửi bới, túm tóc vợ đánh tới tấp khiến bà bị bong cả mảng tóc trên đầu. Người chồng đó còn nhẫn tâm đuổi mấy mẹ con ra khỏi nhà, rồi khóa chặt cửa ngủ bên trong. Trong khi giữa trời mùa đông lạnh lẽo

Những tưởng, cứ chịu đựng rồi một ngày chồng và sẽ hiểu mà quay về bên vợ con... Nhưng càng về sau, ông càng quá đáng không chỉ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ mà, hắn còn ngang nhiên cặp bồ trước mắt bà.

Lấy cớ “kiếm cho bằng được thằng con trai”, chồng bà bắt đầu đi lăng nhăng bên ngoài. Mọi chuyện được giấu kín cho đến khi cô bồ của chồng sinh được một cậu con trai như ý muốn.

Sau khi sinh được cậu con trai, cô bồ được chồng vũ phu của bà Thoa đón về ngang nhiên sống gần nơi mấy mẹ con bà đang sống. Chồng bà ra sức chăm sóc, cưng nựng bồ và con trai, bỏ mặc mẹ con bà Thoa tự xoay xỏa mọi chuyện.

Mảnh ruộng của hai vợ chồng được nhà nước đền bù dự án với số tiền lớn, chồng bà cũng ôm tất cả số tiền đó cùng với khoản tiền tiết kiệm bấy lâu nay hai vợ chồng tích cóp mang đến cho mẹ con cô bồ mới.

Không những bị chồng đối xử không ra gì, bà Thoa phải tần tảo làm thuê làm mướn đủ mọi việc từ phun thuốc trừ sâu, gặt thuê hay đi bốc vác… để có tiền chăm 4 đứa con gái nhỏ. Dù thế, số tiền kiếm được cũng chẳng đủ nuôi chúng. Mấy mẹ con vẫn phải có bữa được ăn cơm, bữa thì chỉ có cháo.

Sau những ngày làm việc mệt mỏi, cơ thể rã rời, về nhà ông cũng không để mẹ con bà yên ổn. Thỉnh thoảng ông ta lại về nhà hành hạ, đánh đập và đuổi mấy mẹ con bà đi bằng được nhằm độc chiếm căn nhà.

Có những hôm, bà vừa đặt lưng xuống chiếc giường cũ nát thì chồng từ đâu hung hãn đi về. Trong cơn say, cứ đầu bà, ông ta đấm túi bụi, miệng liên tục văng tục chửi bới.

Càng ngày, bà Thoa càng như cái gai trong mắt chồng. Người ta thường thấy bà bị chồng đánh thâm tím mặt mày. Vì xấu hổ, ra đường bà Thoa phải bịt khăn đội nón xùm xụp để che đi những vết thương từ gã chồng vũ phu để lại trên cơ thể mình.

Gã chồng gia trưởng nghĩ ra vô vàn trò để hành hạ mẹ con bà Thoa. Có những lần ông ta đánh mấy mẹ con bà tối tăm mặt mũi rồi đập phá hết ti vi và đồ đạc trong nhà. Tồi tệ hơn ông ta tìm đến tận chỗ làm của bà để hành hạ, gây rối, nhằm làm cho bà nhục nhã phải bỏ xứ mà đi. Chiếc xe đạp là phương tiện để đi lại làm thuê của bà cũng bị ông ta đập tan nhiều lần. Hàng ngày bà và con gái phải dậy từ sớm đi bộ gần chục cây số đến chỗ làm.

Có những lần ông ta đánh bà ngất đi, rồi băm hết quần áo khiến bà phải lấy tay che ngực chạy sang hàng xóm trốn nhờ. Ngày đó, hàng tháng trời bà phải xin hàng xóm quần áo thừa để mặc vì không có tiền may vá.

Người dân sống xung quanh nhiều lần thấy vậy, họ đã khuyên can nhưng ông ta còn chửi bới thách thức cả những ai dám can thiệp vào chuyện gia đình lão.

Chính quyền cũng nhiều lần vào cuộc xử lý hành chính nhưng rồi đâu lại vào đó. Ông ta khóa cửa toàn bộ căn nhà, ngắt hết nguồn điện, chỉ cho mấy mẹ con bà ở căn nhà bếp. Hàng xóm thấy ngang tai trái mắt, sang can thiệp thì ông ta mới mở cửa một căn buồng cho mẹ con bà ở.

Vì mong muốn đón cháu trai về nối dõi tông đường, bố chồng của bà Thoa còn vào hùa với con trai đánh chửi con dâu. Nhưng bà Thoa chấp nhận tất cả…

Bà Thoa một mình nuôi bốn đứa con gái trong đó có cả con riêng của chồng. Khi chúng lớn, bà lần lượt gả chồng cho từng đứa. Nhưng dường như sự âm thầm chịu đựng đó chẳng thể làm lay động lương tri của gã chồng đê tiện kia. Chồng bà vẫn tuyên bố sẽ chẳng để bà sống được yên nếu bà không đi khỏi căn nhà đó.

Bà Thoa chẳng biết làm cách nào để thoát khỏi bi kịch: “Tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc nhẫn nhịn, mặc cho ông ta hành hạ thế nào thì hành hạ. Bây giờ, tôi còn biết đi đâu, chỉ mong có một chỗ ở đến cuối đời thôi”.

P.V

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.