Dầu mỏ Nga chảy sang châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bất chấp lệnh cấm vận từ phương Tây, các tàu chất đầy dầu thô của Nga vẫn đang cập cảng các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc.
Dầu mỏ Nga chảy sang châu Á

Gần hai tháng sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, dòng dầu mỏ của Nga tiếp tục chảy sang ngả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Kể từ ngày 24/2 đến ngày 18/4, tổng cộng 380 tàu chở dầu đã rời Nga, theo phân tích dữ liệu từ công ty Refinitiv, tăng nhẹ so với 357 tàu trong cùng kỳ năm ngoái.

Trong số 380 tàu chở dầu xuất phát kể từ ngày 24/2, 115 chiếc đã hoặc đang hướng đến châu Á: 52 chiếc đến Trung Quốc, 28 chiếc đến Hàn Quốc, 25 chiếc đến Ấn Độ, 9 chiếc đến Nhật Bản và 1 chiếc đến Malaysia. Số liệu cho thấy mức tăng gấp 8 lần đối với Ấn Độ và 33% đối với Trung Quốc so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nền kinh tế lớn của phương Tây, chẳng hạn như Mỹ và Anh, tuyên bố ngừng nhập khẩu dầu của Nga nhằm phản đối cuộc chiến ở Ukraine. Ngay cả trước khi các chính phủ phương Tây hành động, các công ty năng lượng như BP và Shell đã cho biết họ sẽ không nhập hàng từ Nga do áp lực cổ đông, rủi ro danh tiếng và các rào cản hậu cần.

Do đó, giá dầu thô Ural ở châu Âu đã giảm khoảng 30% từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4, từ 111 USD xuống 78 USD/thùng, theo dữ liệu của Refinitiv. Giá dầu giảm khiến các nước vẫn có quan hệ thương mại với Nga nhận được số dầu với giá hời.

"Chúng tôi đã bắt đầu mua. Chúng tôi đã nhận được khá nhiều thùng", Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman phát biểu trên truyền hình. "Tôi sẽ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Trước hết, nhiên liệu luôn sẵn có và được giảm giá. Tại sao chúng tôi lại không mua chứ?"

Hãng tin Bloomberg gần đây đưa tin rằng chính phủ Nga đang cung cấp thêm dầu cho Ấn Độ với mức chiết khấu thấp hơn mức giá trước chiến tranh tới 35 USD/thùng.

Bà Vandana Hari, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Vanda Insights có trụ sở tại Singapore, chuyên cung cấp phân tích vĩ mô thị trường dầu mỏ toàn cầu, cho biết dầu của Nga là "một lựa chọn hấp dẫn" cho các nước không chịu sự phản đối của công chúng về cuộc chiến tại châu Âu.

“Các công ty ở Singapore cũng sẽ không chịu bất kỳ nghĩa vụ hay áp lực nào từ chính phủ để từ chối dầu mỏ của Nga và các công ty ở châu Á nói chung không bị giám sát chặt chẽ để có lập trường chống lại Moscow", bà Hari nhận định.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng Ấn Độ và Trung Quốc, những quốc gia không bị Nga phân loại là "không thân thiện", có khả năng sẽ tiếp tục mua dầu từ quốc gia này.

Bộ Năng lượng Indonesia cho biết nước này đã không mua dầu của Nga trong những năm gần đây, nhưng các kế hoạch về thương vụ này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt trong nước.

Daniel Gerber, Giám đốc điều hành của công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logisitics, cho rằng hai nước có nhiều khả năng tận dụng tình hình này để mua thêm dầu thô của Nga. "Mặc dù nhập khẩu trong tháng 3 có thể không tăng đáng kể, nhưng chúng tôi nghĩ rằng trong 2-3 tháng tới, mọi thứ sẽ thay đổi", ông Gerber nói.

Các nước châu Á thường chỉ ra việc phương Tây vẫn tiếp tục mua dầu Nga để biện minh cho hoạt động của mình.

Bộ trưởng Đối ngoại Ấn Độ S. Jaishankar cho biết châu Âu đã mua thêm 15% dầu và khí đốt từ Nga trong tháng 3 so với tháng 2. “Hầu hết những nước mua dầu và khí đốt chính của Nga đều ở châu Âu. Số lượng dầu mỏ từ Nga chỉ đáp ứng 1% tổng nhu cầu của Ấn Độ", ông Jaishankar chỉ ra.

Thật vậy, dữ liệu theo dõi các tàu chở dầu cho thấy 41 trong số các tàu đi đến Hà Lan, 36 chiếc đến Ý và 9 chiếc đến Đức trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 15/4.

Ngành xuất khẩu năng lượng của Nga trị giá hơn 235 tỷ USD vào năm 2021, chiếm gần một nửa doanh thu xuất khẩu của nước này vào năm ngoái. Các nước phản đối chiến dịch quân sự của Nga nói rằng trừ khi lĩnh vực dầu mỏ bị nhắm đến, các biện pháp trừng phạt kinh tế khác sẽ không có nhiều tác dụng. Trên thực tế, thị trường chứng khoán Nga và đồng rúp đều đã tăng trở lại từ mức thấp gần đây vào tháng 2 và tháng 3.

Trong khi cuộc tranh luận về việc tẩy chay năng lượng của Nga vẫn tiếp tục, các rào cản về hậu cần có thể chứng tỏ một trở ngại lớn hơn đối với việc châu Á tiếp tục mua dầu của nước này.

"Vì bản thân chúng tôi không có tàu chở dầu, nên việc tìm kiếm tàu ​​chở dầu đến Nga ngày càng khó khăn hơn khi các công ty vận tải biển ngày càng cảnh giác hơn với việc gửi tàu đến Nga, ngay cả khi đó là vùng Viễn Đông chứ không phải Biển Đen", một đại diện của công ty dầu Taiyo Oil cho biết. Một số công ty bảo hiểm cũng đang từ chối bảo hiểm các chuyến hàng chở theo dầu của Nga.

Taiyo Oil có một nhà máy lọc dầu gần một cảng ở Kikuma, phía Tây tỉnh Ehime của Nhật Bản. Công ty cho biết họ đã mua dầu của Nga từ các tàu chở dầu cập cảng vào cuối tháng 3 thông qua một hợp đồng dài hạn.

"Chúng tôi mua dầu của Nga vì giá thành rẻ hơn. Chúng tôi cũng nhằm giảm rủi ro cho đất nước bằng cách không phụ thuộc quá nhiều vào dầu từ Trung Đông, nơi chúng tôi từng cho rằng có nhiều rủi ro hơn so với ở Nga. Từ giờ, chúng tôi dự đoán chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ cao hơn", đại diện Taiyo Oli nói.

Theo Nikkei Asia
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.