Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 1

Bác sĩ Đào Trung Hiếu không chỉ được biết đến là một “Bàn tay vàng” với những ca phẫu thuật trong Ngoại khoa, Nhi khoa mà còn được biết đến với vai trò “nhạc trưởng” với những ca phẫu thuật kinh điển, ly kỳ hiếm có trong y văn.

Trường hợp mà lâu nay người ta khi nhắc tới bác sĩ Đào Trung Hiếu không thể không nhớ tới ca phẫu thuật cứu sống cháu bé 11 ngày tuổi bị dao đâm thấu sọ. Với lưỡi dao có bề ngang 2,7cm dài 28 cm trong đó có khoảng 11 cm cắm sâu gần hố mắt trái vào trong sọ bé Dương Minh Phát, khi đó mới 11 ngày tuổi. Cuộc “đấu trí” cân não kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, giữa bác sĩ Đào Trung Hiếu cùng các cộng sự của ông với tử thần để giành giật sự sống cho bé Dương Minh Phát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 2

Không chỉ vậy, bác sĩ Đào Trung Hiếu đã cùng phối hợp với các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh, Hồi sức nhi... kiểm soát ,xử lý thành công các nguy cơ trước, trong và sau nguy phẫu thuật có thể xảy ra. Nhờ đó, sau 2 tuần phẫu thuật, bé Dương Tấn Phát đã được xuất viện về nhà.

Hơn 30 năm gắn bó với Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 được xem như vị bác sĩ có ‘bàn tay vàng’, vì hầu như những ca khó, những ca thập tử nhất sinh đều do ông đứng chính ở bàn mổ để tạo nên những phép màu kỳ diệu, đưa hàng ngàn bệnh nhi từ cửa tử trở về.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 3

“Người lao động trí óc mà em muốn kể là BS Trương Hữu Khanh của Bệnh viện Nhi đồng 1. Bác năm nay đã 55 tuổi và đã có gần 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành y. Dáng bác hơi tròn, phúc hậu. Mắt bác to và sáng, mái tóc xoăn bồng bềnh khiến bác trông giống một thi sĩ hơn là một bác sĩ. Bác là người có đức tính cao quý như hiền lành, tốt bụng, thẳng tính, giỏi chuyên môn và tâm huyết với nghề. Mỗi ngày bác rất bận rộn với công việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhi... Tuy công việc rất bận rộn nhưng bác không quên dành thời gian trả lời tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí của các ông bố, bà mẹ về các bệnh trẻ em thường gặp...

Với một tâm thiện và trí tuệ, bác Khanh luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ. Với bí danh là “Bác sĩ mê con nít” trên tờ báo Nhi Đồng, mỗi tuần em đều đọc và làm theo lời bác dặn dò. Em rất yêu quý và tự hào về bác, em sẽ cố gắng học giỏi để sau này được sống và làm việc có ích như bác Khanh”.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 4

Trên đây là những lời văn trong bài tập làm văn của một học sinh lớp 3 được bác Khanh điều trị, cứu chữa. Qua đó mới thấy được, ông Bụt mang tên bác sĩ Trương Hữu Khanh được các bệnh nhi của mình yêu thương biết bao nhiêu.

Vừa là Trưởng Khoa nhiễm, vừa giảng dạy, bác sĩ Trương Hữu Khanh hiện còn kiêm phụ trách công tác xã hội, quan hệ truyền thông tại bệnh viện. Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh còn được biết đến với vai trò một chuyên gia y tế trên mạng xã hội. Với trang “Hỏi Bác Sĩ Nhi Đồng”, một trang fanpage thông tin thuần về kiến thức y tế nhưng có lượng theo dõi đông đảo nhất hiện nay.

Hơn 20 năm qua, bác sĩ Khanh cũng là một trong những “chuyên gia y tế” thường xuyên xuất hiện trên các báo đài truyền thông. Mỗi ngày có hàng chục, hàng trăm phụ huynh gửi thắc mắc nhờ ông giải đáp. Những kiến thức từ chuyên trang này không chỉ giúp cho người dân có những kiến thức nền cơ bản trong phòng chống bệnh tật mà còn nhằm đẩy lùi những quan điểm lệch lạc phát tán trong cộng đồng.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 5

Muốn kê toa, điều trị đúng bệnh, thì trước hết... phải tìm ra bệnh. Nói thì dễ nhưng trong y khoa, việc tìm ra bệnh đôi khi khó như mò kim đáy bể. Bởi vậy, người ta mới “phong” cho bác sĩ Nguyễn Hữu Chí là “phù thủy siêu âm”, hay vị “hoa tiêu” tài tình. Đã không ít lần, dưới con mắt tinh tường, kinh nghiệm lão luyện, anh đã “lôi ra ánh sáng” những “sát thủ giấu mặt”, ẩn náu vô cùng bí mật mà ngay cả các thiết bị hiện đại được ví như “mắt thần” như X-quang, MRI, CT... cũng đã bó tay, không tìm thấy mục tiêu.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 6

Với quan điểm đặt an toàn, hiệu quả, chính xác lên hàng đầu, tiếp đến là nhanh gọn, ít chi phi, giảm gánh nặng cho người bệnh... Bác sĩ Chí cùng các đồng nghiệp luôn chọn giải pháp phù hợp nhất cho từng trường hợp. Trong đó, giải pháp siêu âm tìm bệnh trong chẩn đoán hình ảnh sẽ là giải pháp đầu tiên trong việc chẩn đoán vì nó không xâm lấn. Không gây tổn thuơng, an toàn, rẻ hơn giải pháp khác, nhất là trẻ em trong độ tuổi phát triển.

Dù tay nghề và trình độ thượng thừa nhưng bác sĩ Chí là người luôn khiêm tốn. Bác sĩ Chí cho biết, “bí quyết” của mình có được là nhờ vào sự tận tình, tận tâm với công việc, với người bệnh. Không phải khám, chẩn đoán xong là bác sĩ chẩn đoán hết nhiệm vụ. Bác sĩ chẩn đoán phải luôn cùng “song kiếm hợp bích” với bác sĩ điều trị. Theo suốt tiến trình điều trị cho người bệnh đễ nắm diễn tiến, kết quả... Từ đó để mình biết rằng kết quả chẩn đoán mình đưa ra ban đầu có chính xác hay không.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 7

Hơn 30 năm hành nghề, thì cũng ngần ấy năm với cương vị Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu không chỉ tự tay phẫu thuật cho hàng ngàn cháu bé khuyết tật, ông còn thường xuyên kết nối với các tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước để quyên góp, xây dựng Quỹ Vì nụ cười trẻ thơ Smile Train để phẫu thuật miễn phí cho trẻ. Bởi vậy, người ta vẫn thường gọi bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu bằng cái tên thân thương trìu mến “ông Bụt của những nụ cười”.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 8

Gặp tôi vào những ngày đầu năm mới, bác sĩ Đẩu hào hứng cho biết, thời gian qua bên cạnh việc thực hiện chương trình phẫu thuật miễn phí (bằng BHYT) cho hàng ngàn trẻ sứt môi, hở hàm ếch tại Bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi cũng đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cho các tỉnh khu vực miền trung. Nhờ vậy, sẽ có nhiều trẻ em các tỉnh miền trung tìm lại được nụ cười hơn, đỡ đường xa vất vả....

Không chỉ “tìm lại nụ cười” cho trẻ khuyết tật, những năm qua, với bàn tay khéo léo của mình bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu cùng các đồng nghiệp đã phẫu thuật tạo hình, phục hồi diện mạo cho hàng trăm cháu bé bị tai nạn, vết thương thiếu hỗng vùng mặt do thú nuôi cắn…

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 9

Tình yêu nghề, sự đam mê, cống hiến, “ông bụt” là một trong những người gây dựng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 từ đơn vị chỉ có một bác sĩ, không có phòng phẫu thuật những ngày đầu, để thành một trong những “lá cờ đầu” của Bệnh viện Nhi đồng 1 nói riêng và của khu vực phía Nam nói chung. Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 và bác sĩ Đẩu, đã liên tục hơn 20 năm liền xếp hạng nhất trong các đơn vị răng hàm mặt toàn thành phố, đóng góp chung vào sự phát triển của công tác khám chữa bệnh nhi khoa. Cá nhân bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu đã có hơn 30 công trình nghiên cứu, sáng tạo khoa học giá trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu tâm niệm, việc điều trị không chỉ đảm bảo chức năng sức khỏe mà còn đi kèm yếu tố thẩm mỹ. Vá lại vết thương, Tìm lại nụ cười không chỉ chữa lành bệnh lý, mà còn chữa lành hàng ngàn vết thuơng tâm hồn. Trả lại nụ cười hồn nhiên và tương lai còn lại cho hàng ngàn trẻ em thiếu may mắn.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 10
Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 11

BSCKI Hà Văn Lượng, là một trong những người khai cuộc và là người “chốt hạ” nhiệm vụ cuối cùng cho những ca phẫu thuật đi vào kinh điển y văn Nhi khoa nói riêng và Việt Nam nói chung được trong nghề và báo chí nhắc đến trong nhiều năm qua ở Nhi đồng 1. 47 tuổi, 18 năm công tác tại khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng 1 bác sĩ Hà Văn Lương đã có những ghi nhận đáng nể: Hai lần được tuyên dương “ Bàn tay vàng Ngành Y” - Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ - Bằng khen của UBND TP HCM - Chiến sĩ thi đua cấp thành phố ...

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 12

Bác sĩ Hà Văn Lượng là người thực hiện gây mê- hồi sức ca tách dính song sinh cho 2 bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh dính liền nhau nhẹ ký nhất từ trước đến nay được tách dính. Thực hiện gây mê hồi sức một lúc cấp cứu thành công cho 2 bé L.T.P. (3 tuổi) và L.T.L. (5 tuổi, ngụ Quận 5, TP HCM) bị một người đàn ông ở cùng chung cư đâm nhiều nhát, vào viện trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Bác sĩ Hà Văn Lượng tâm sự “Nhi khoa là một trong những khoa đặc thù, và gây mê nhi cũng vậy, cho nên gây mê nhi có tính chất đặc thù riêng. Là một ngành thầm lặng, phục vụ bệnh nhân vẫn là tinh thần để cống hiến, đam mê sẽ dẫn ta theo đuổi nghề này và đi đến cuối con đường sự nghiệp, thành công cũng một phần nhờ vào đam mê của bản thân.”.

Đầu năm gặp gỡ những 'ông Bụt' Bệnh viện Nhi đồng 1 ảnh 13

Bài: Nguyễn Tiến Đạt

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.