Để đạt điểm 7 khi thi môn Văn

Làm thế nào để đi thi môn Văn luôn đạt được điểm 7 trở lên?
Để đạt điểm 7 khi thi môn Văn

Mỗi môn học đều có một phương pháp học tập riêng để có thể đạt được điểm cao. Môn Văn cũng không phải là ngoại lệ, cũng cần có cách học và làm bài riêng biệt để làm tốt bài thi trong môn học này.

Để đạt điểm 7 khi thi môn Văn ảnh 1

(Ảnh minh họa)

Học theo dàn ý khi ôn tập

Đây là phương pháp học tập mà mỗi thầy cô dạy học môn Văn đều khuyên các bạn học sinh nên theo nhưng rất ít bạn làm được điều này. Bởi viết dàn ý mỗi khi học Văn là rất cần thiết, dàn ý như xương sống cho cả bài văn, nếu lập được một hệ thống dàn ý chặt chẽ và đầy đủ ý thì việc triển khai bài văn sẽ dễ dàng hơn, bạn có thể nắm chắc điểm 7 trong mỗi kỳ thi Văn.

Bên cạnh đó, việc lập dàn ý cho môn Văn cũng là bước hiệu quả để tránh sót và lặp ý khi chuẩn bị cho những kỳ thi. Nếu đã từng xem barem điểm các kỳ thi Đại học, THPT thì bạn sẽ thấy, đáp án thường có những thang điểm chia thành các ý nhỏ, chính xác đến từng 0,5 điểm. Chính vì thế, một bài văn đủ ý là rất quan trọng.

Trong quá trình ôn tập, các bạn học sinh nên làm quen với việc lập dàn ý chi tiết. Trong mỗi bài văn nên chia ra thành các luận điểm lớn, rồi từ các luận điểm này lại tiếp tục chia ra thành các ý nhỏ hơn, sau đó thêm các dẫn chứng, ý kiến, luận cứ… Việc lập dàn ý như vậy giúp trình bày một bài văn đủ ý, đồng thời không bị cuống khi trình bày một bài văn trong phòng thi.

Nếu có đủ ý trong một dàn ý, cùng với việc không mắc lỗi chính tả và diễn đạt dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc, ít nhất thí sinh đã đạt 7 điểm trong bài làm văn. Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao hơn, cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.

Khi làm bài

Ngoài việc viết dàn ý, trong lúc làm bài thi cần chú ý phân chia thời gian cho mỗi câu hỏi sao cho hợp lý, tránh việc quá chú ý tới một vài ý mà làm qua loa, sơ sài những ý khác.

Nhiều trường hợp các bạn thí sinh chỉ chú trọng vào một phần đầu hay kết luận của bài văn mà phần thân bài trình bày sơ sài. Như vậy cấu trúc của bài sẽ không cân đối, khó đạt được điểm cao.

Giáo viên thường chấm điểm theo số ý có trong bài. Do đó hãy bao quát toàn bộ đề thi để xác định số lượng câu hỏi và câu nào nhiều điểm hơn để đầu tư.

Một bài văn có thể chia ra thành các luận điểm lớn, tuy nhiên bạn phải trình bày đủ các ý nhỏ trong một luận điểm thì mới có thể đạt điểm tuyệt đối.

Như vậy chỉ việc nhớ bài, bạn sẽ có được 6-7 điểm, còn 8-9 thì tuỳ thuộc vào năng khiếu mỗi người... Hãy chú ý tới cả chính tả và cú pháp sử dụng viết câu. Không chỉ viết bay bổng và giàu cảm xúc, câu văn mà đúng ngữ pháp cũng là một yếu tố tạo thiện cảm cho các thầy cô chấm thi.

Xuân Bách

Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.