Đi tìm 'hạt ngọc vàng' trên những cánh đồng rươi

[Ngày Nay] - Hành trình đi tìm lại sức khỏe, vượt qua cơn bạo bệnh của bản thân bỗng mang đến cơ duyên hiếm hoi giúp nữ kế toán chuyên ngồi “phòng lạnh” là Phạm Thị Kiều Oanh rẽ sang một con đường hoàn toàn mới lạ: lội bùn, đội nắng đi tìm gạo sạch trên những cánh đồng rươi.

Thai nghén ý tưởng từ nỗi đau bản thân

Kiều Oanh đến với nông nghiệp như một “cơ duyên” mà cuộc đời đưa đẩy. Tốt nghiệp cử nhân ngành kế toán, chị đã có gần chục năm làm việc tại các doanh nghiệp lớn nhỏ. Công việc với những con số có lẽ vẫn sẽ theo chị đến suốt cuộc đời nếu như không xảy ra sự cố vào năm 2012.

Oanh kể: “Bước sang tuổi 32, khi thấy sức khỏe yếu, có những biểu hiện bất thường, tôi đã đến bệnh viện khám và nhận được kết quả mình mắc bệnh tiểu đường. Khi ấy, tôi suy sụp rất nhiều. Đây là căn bệnh nhiều biến chứng, đa số thường mắc ở người già, tôi mới 32 tuổi – đang ở độ tuổi sung sức và nhiều năng lượng nhất, tại sao tôi lại phải gắn bó với giường bệnh?”

Muốn có gạo sạch, việc đầu tiên phải có vùng nguyên liệu sạch đã. Nhưng, điều này lại chính là vướng mắc khó gỡ nhất. Bởi lẽ, hiện, ở tất cả các vùng nông thôn, đất canh tác lúa hàng chục năm nay đã bị ngấm bởi thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa học... và các thể loại hóa chất. Đi đến đâu tôi cũng thấy những bờ ruộng cỏ cháy vàng vì thuốc, những con mương, con lạch không có nổi một loài tôm, cá. Lúa trồng ở những nơi như thế làm sao mà có gạo sạch được?Phạm Thị Kiều Oanh

Không chịu khuất phục, chị Oanh bắt đầu mày mò thay đổi thực đơn, cách sinh hoạt để thích nghi và khống chế dần  bệnh tật. Qua tìm hiểu chị được biết gạo lứt là một loại ngũ cốc rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, chị bắt đầu sử dụng nó là nguyên liệu chính trong thành phần dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Tuy nhiên, để tìm được nguồn gạo sạch, tốt nhất cho cơ thể người bệnh như chị không phải là dễ. Chị bắt đầu suy nghĩ đến việc: “Tại sao mình lại không tự làm ra một loại gạo sạch, không thuốc trừ sâu, không hóa chất bảo quản, chống mốc... để phục vụ cho bản thân và những người bệnh như mình?”

Đi tìm 'hạt ngọc vàng' trên những cánh đồng rươi ảnh 1

Nghĩ là làm, khi sức khỏe đã khá hơn, chị bắt đầu lao vào thực hiện ý tưởng mà mình nung nấu. Chị tìm hiểu về kỹ thuật canh tác lúa, về đất, nước, khi hậu phù hợp với cây lúa nước – lĩnh vực mà trước đây chị chưa bao giờ nghĩ là có ngày mình lại... lao vào.

Chị kể: “Muốn có gạo sạch, việc đầu tiên phải có vùng nguyên liệu sạch đã. Nhưng, điều này lại chính là vướng mắc khó gỡ nhất. Bởi lẽ, hiện, ở tất cả các vùng nông thôn, đất canh tác lúa hàng chục năm nay đã bị ngấm bởi thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa học... và các thể loại hóa chất”.

Nhặt gạo trên đồng rươi

Đi tìm 'hạt ngọc vàng' trên những cánh đồng rươi ảnh 2

Những khó khăn từ bước đi đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp đã khiến chị Oanh có những lúc muốn chùn bước. Chị Oanh cho biết: “May mắn, sau đó tôi được một người quen giới thiệu ở Ngũ Phúc (Kiến Thụy, Hải Phòng) có một vùng nuôi rươi rất rộng. Bên trên họ có trồng lúa để tạo môi trường sống cho rươi. Con rươi rất sạch, nếu môi trường sống bẩn, có hóa chất, chúng sẽ không thể sống được. Chính vì vậy, lúa trồng ở ruộng rươi chắc chắn không thể sạch hơn được”.

Nghe nói mà chị Oanh mừng rớt nước mắt, chị vội vã bắt xe về Hải Phòng để được tận mắt chứng kiến và thẩm định. Đến Kiến Thụy, lần đầu tiên chị được thấy cánh đồng rươi rộng bát ngát và được nghe bà con nơi đây say sưa nói về con rươi. Chị Oanh cho biết, rươi là món ăn đặc sản mang lại kinh tế rất lớn, loài vật này được coi là “lộc trời” đối với vùng đất này. Bởi lẽ, rươi chỉ xuất hiện ở những vùng cửa sông, có điều kiện phù hợp, nó chỉ sống được trong môi trường đất và nước thật sự sạch.

“Để giảm tác dụng của ánh nắng mặt trời đến loài rươi, người nông dân thường trồng lúa trên ruộng rươi. Nhờ vậy mà lúa ở đây, dù không cấm đoán thì tự nó bắt buộc phải rất sạch” – chị Oanh nói.

Người dân nơi đây cũng cho chị Oanh biết, trong quá trình sinh trưởng, trước khi rươi ngoi lên mặt nước để thực hiện quá trình giao phối và sinh sản, rươi đã để lại một phần cơ thể trong bùn đất. Phần cơ thể đó cùng phù sa lắng đọng vùng cửa sông sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng tự nhiên nuôi sống cây lúa mà không cần bất kỳ một loài phân bón nào. Tuy nhiên, lúa ở đây chỉ được trồng 1 vụ duy nhất và kéo dài trong 6 tháng để hài hòa với điều kiện phát triển của rươi.

Đi tìm 'hạt ngọc vàng' trên những cánh đồng rươi ảnh 3

Nhận thấy thế mạnh này, chị Oanh vui mừng khôn xiết, tuy nhiên, khi chị đặt vấn đề sẽ canh tác một cách bài bản để nâng cao giá trị cho hạt gạo trên đồng rươi thì chị lại nhận được phản ứng không mong muốn. “Mọi người nói với tôi, lúa trồng trên đồng rươi 10 hạt thì chỉ được 5 hạt chắc, họ trồng chủ yếu làm mát đất và tạo môi trường sinh thái cho rươi chứ thóc thu được chỉ để… cho vịt ăn thôi. Làm sao mà bán được” – chị Oanh nói.

Tuy nhiên, không vì vậy mà chị Oanh chùn bước. Chị đã thuyết phục bà con cùng mình làm gạo sạch ruộng rươi, cùng các kỹ sư nông nghiệp tìm hiểu để đưa giống lúa thích hợp nhất vào trồng trên cánh đồng rươi. Tháng 4/2016, dự án Gạo ruộng rươi ra đời. Dự án là sự tham gia liên kết chuỗi của Chủ ruộng – Khuyến nông – Công ty cổ phần sinh thái Ruộng Rươi – và sự hỗ trợ của các anh chị trong cộng đồng tiêu dùng sản phẩm Nông nghiệp Tử tế.

Lạc trong cơn say nông nghiệp sạch

Oanh chia sẻ, khi bắt tay vào dự án chị như lạc trong “cơn say” thực thụ. Không chỉ đổ tiền, mồ hôi công sức, cứ rảnh rội chị lại xuống đồng rươi cùng với các kỹ sư và bà con nông dân gieo trồng, chăm sóc lúa. “Bạn bè, người thân trong gia đình thấy tôi suốt ngày “đầu tắt mặt tối” như nông dân thứ thiệt thì ái ngại và lo lắng cho tôi lắm, nhất là trong khi tôi đang còn mang bệnh trong người.

Tuy nhiên, cũng không hiểu vì chế độ ăn uống hợp lý hay do tinh thần phấn chấn, tràn đầy năng lượng vì có được công việc yêu thích mà bệnh tình của tôi khá lên trông thấy.

Chồng con ban đầu còn gàn tôi, nhưng thấy nhờ công việc sức khỏe của tôi ngày càng tốt nên dần dà mọi người đều ủng hộ, động viên tôi theo đuổi công việc của mình” – chị Oanh chia sẻ.

Vụ mùa đầu tiên, trên diện tích đất 32ha canh tác (nhưng thực chất chỉ có 10ha trồng được lúa), chị Oanh chỉ thu được khoảng 80 – 90kg thóc/ sào. Trong khi đó, nếu cấy  trên đất ruộng thường, năng suất lúa thu được từ 2,5 - 3,5 tạ/ sào. Chị Oanh cho biết: “Đặc tính thổ nhưỡng trên đồng rươi rất đặc biệt.

Đất chỗ cao chỗ thấp, chỗ có nước, chỗ khô cạn. Cây lúa vì thế chỗ tốt, chỗ không. Thóc 10 hạt thu được thì chỉ có 5 hạt chắc, mỗi kg thóc xát ra chỉ được khoảng 5 lạng gạo, rất ít ỏi. Nhưng đó thực sự là những hạt gạo sạch, được trồng và để phát triển một cách tự nhiên nhất”.

Sau vụ lúa đầu tiên, chị vui mừng khi thấy chất lượng những hạt gạo rươi mình thu được ngon... hơn mong đợi. Tự tin với sản phẩm của mình, chị bắt đầu hành trình mang “hạt ngọc trời” đi giới thiệu trên thị trường.

Tuy nhiên, mọi việc không hề đơn giản như những gì chị nghĩ. Những thông tin về thị trường thực phẩm, nông sản ngập tràn thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất ngâm tẩm, ủ chống mốc,... đã khiến cho người tiêu dùng thiếu lòng tin, luôn hoài nghi và đặt nhiều câu hỏi đối với những sản phẩm sạch thực sự. Để lấy được lòng tin của khách hàng, không còn cách nào khác, chị Oanh phải tự mình mang sản phẩm đến tận nơi giới thiệu, cho khách hàng dùng thử để cảm nhận.

Thế là, cứ nghe ngóng có bất kỳ một lễ hội ăn chay, hội thực dưỡng, hội những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tại các chùa chiền... chị đều gửi gạo miễn phí cho mọi người.

Chị cho biết: “Cơ thể của những người ăn thực dưỡng, bị bệnh rất nhạy cảm, chỉ cần sản phẩm không ổn là cơ thể phản ứng lại ngay. Vì vậy, chỉ có họ mới là những người khẳng định được sản phẩm của mình tốt hay xấu, chứ không phải bằng bất cứ lời nói nào của mình”.

 Sau khi chinh phục được những khách hàng khó tính nhất, chị bắt đầu bắt tay vào việc nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm để nâng cao giá trị của hạt gạo ruộng rươi.

Từ gạo rươi sạch, các sản phẩm kế tiếp lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của những khách hàng quan tâm đến thực phẩm sạch cho sức khỏe như: gạo nếp, gạo lứt tím thảo dược, gạo trắng xát dối, bánh gai gạo rươi, giấm gạo rươi, bánh trưng gạo rươi....

Từ gạo rươi sạch, các sản phẩm kế tiếp lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của những khách hàng quan tâm đến thực phẩm sạch cho sức khỏe như: gạo nếp, gạo lứt tím thảo dược, gạo trắng xát dối, bánh gai gạo rươi, giấm gạo rươi, bánh trưng gạo rươi....

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?