Sáng kiến gắn lồng sắt để chống quạt trần rơi vào đầu học sinh gây tranh cãi

Phiên bản "quạt trần an toàn kiểu mới" được mắc tại một trường học mới đây đã khiến dân mạng nổi lên những ý kiến trái chiều.
Chiếc quạt trần có khung sắt đang gây sốt mạng xã hội - Ảnh Trần Phương Giang (Group Tinh Tế).
Chiếc quạt trần có khung sắt đang gây sốt mạng xã hội - Ảnh Trần Phương Giang (Group Tinh Tế).

Có một nỗi sợ hãi vô hình đã tồn tại bao nhiêu năm, âm thầm ám ảnh trên đầu không biết bao nhiêu thế hệ học trò, đó chính là chiếc quạt trần. Thực tế thì mỗi chiếc quạt khi gắn lên trần đều được gia cố vô cùng chắc chắn, nhưng theo thời gian chúng mới dần trở thành mối đe dọa.

Vì thế, nhiều người đang dùng những từ ngữ như "trường học tâm lý nhất Vịnh Bắc Bộ" để khen ngợi sáng kiến đảm bảo an toàn cho học sinh khi lắp quạt trần kèm khung sắt của một trường học.

Nhìn vào bức ảnh này, dân mạng ai nấy đều trầm trồ vì sự sáng tạo, chỉn chu và cẩn thận của lãnh đạo nhà trường. Với chiếc lồng sắt này, trong trường hợp quạt trần bị hỏng cũng không thể “phi” thẳng cánh hay thân xuống dưới nền lớp học, gây nguy hiểm cho học sinh và giáo viên.

Chính vì lẽ đó, chỉ ít giờ sau khi đăng tải, bức ảnh này đã nhận được gần 10.000 lượt thích và rất nhiều bình luận. Đa số ý kiến của cư dân mạng đều mong mỏi mô hình này được nhân rộng để quạt trần trở thành thiết bị điện an toàn, hữu ích cho học sinh, giáo viên.

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại chỉ thấy khó hiểu và buồn cười với tình huống mang tính chất xoay xở này. Về mặt kỹ thuật, lắp thêm lồng sắt xung quanh rõ ràng không phải là giải pháp đúng với vấn đề quạt trần. Thêm nữa, giờ đây ngoài chiếc quạt, các bạn học sinh thậm chí thêm lo với chiếc lồng sắt nặng trịch lơ lửng trên đầu.

Mừng là nhà trường tâm lý cũng cảm giác như vậy an toàn hơn nhưng đọc một số bình luận các bạn lật ngược lại vấn đề mình cũng hơi hoang mang. Mong là thiết kế trần lớp học tốt, chịu được áp lực thì sẽ không có chuyện gì xảy ra“, bạn M.T chia sẻ.

"Không biết mọi người nghĩ thế nào. Cá nhân em thấy để đỡ sợ quạt rơi thì chỉ có cách gắn cho thật chắc hoặc chuyển sang loại quạt khác. Chứ gắn thêm chiếc lồng sắt xung quanh thế này lại mất công ngồi lo lồng rơi... " - Facebook Hoang Tuan bình luận.

Theo Đời sống & Pháp luật
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.