Các quan chức xem các khoản đầu tư này là một phần của chương trình rộng lớn hơn để cải thiện hệ thống quản lý xã hội, hiện đại hóa quản trị và xây dựng một xã hội thông minh hơn bằng cách tận dụng lượng lớn thông tin do xã hội kỹ thuật số tạo ra. Vào năm 2018, thị trường dữ liệu lớn trị giá ước tính khoảng 600 tỷ nhân dân tệ (93 tỷ USD).
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc sẽ cố gắng tận dụng tối đa các khoản đầu tư này trong trận chiến chống lại dịch COVID-19. Ví dụ nổi bật nhất có lẽ là các sáng kiến mã hóa tình trạng sức khỏe của người dân, trong đó chính quyền địa phương hợp tác với các “ông lớn công nghệ” như Alibaba hoặc Tencent để chỉ định xếp hạng sức khỏe của người dân dựa trên thông tin cá nhân, dữ liệu định vị điện thoại di động và cập cập nhật từng phút thông tin về các trường hợp và ô dịch mới.
Nhưng dữ liệu lớn cũng đã được một số chính quyền địa phương sử dụng để cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho người dân, cũng như phân bổ và giám sát vật tư y tế, đồ bảo hộ. Sau khi đợt bùng phát đầu tiên, nhiều khu phố và ủy ban y tế đã chuyển sang sử dụng các nền tảng điện toán đám mây để thu thập và ghi lại thông tin về nguồn, số lượng và loại hàng hóa theo ý của họ.
Tuy nhiên, với chi phí cao để duy trì cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn, câu hỏi đặt ra là các chương trình dữ liệu lớn nêu trên thực sự đóng góp bao nhiêu cho các nỗ lực phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.
Vũ Hán, tâm chấn của vụ dịch COVID-19 ở Trung Quốc, trước đây đã tự đặt mình vào vị trí tiên phong của ngành công nghiệp dữ liệu lớn. Nhưng trong những ngày đầu của cuộc chiến chống lại COVID-19, thành phố vẫn phải dựa vào sức người: các nhân viên xã hội, tình nguyện viên,…để phân bổ nguồn cung, sàng lọc người dân và theo dõi bệnh nhân.
Một trở ngại cho việc thực sự sử dụng dữ liệu lớn một cách thực sự có ý nghĩa đó là sự tồn tại liên tục của “các đảo thông tin” – nhiều tập hợp dữ liệu lớn không được chia sẻ trên các mạng. Việc thu thập thông tin rất tốn kém và mất thời gian, và các chính quyền địa phương ít khi chia sẻ thông tin cho nhau, hoặc thậm chí cho các bộ phận khác nhau trong cùng địa phương.
“Những hòn đảo” này cản trở sự phối hợp. Chẳng hạn, mã sức khỏe không được đồng bộ hóa trên toàn quốc. Một người tại Vũ Hán được cấp mã xanh lá (khỏe mạnh và được phép đi lại) bởi chính quyền địa phương, nhưng nếu di chuyển tới một tỉnh khác hay một khu vực khác, anh ta sẽ lại trải qua toàn bộ quy trình xác nhận thông tin.
Các vấn đề và lỗi kỹ thuật cũng đã đóng một vai trò không nhỏ. Để dữ liệu lớn được sử dụng hiệu quả, nó phải chính xác và độ chính xác của nó dựa trên phạm vi và quy mô của dữ liệu được thu thập. Thiếu hoặc không có dữ liệu có thể làm giảm đáng kể độ chính xác của các thuật toán và mô hình. Một số người đã không đến Hồ Bắc trong một thời gian dài tuy nhiên vẫn bị đánh dấu mã đỏ.
Sự không nhất quán trong các tiêu chuẩn kỹ thuật và nền tảng hạn chế tiện ích dữ liệu lớn trong khi tăng khối lượng công việc của các cơ quan cơ sở. Trong đợt bùng phát đầu tiên, các nhân viên y tế phải thu thập dữ liệu và báo cáo thông tin trùng lặp với vô số nền tảng và cơ sở dữ liệu.
Và tiếp đến là vấn đề rò rỉ. Để các chương trình theo dõi và sàng lọc dựa trên dữ liệu lớn hoạt động, họ cần thu thập thông tin về địa điểm, tình trạng sức khỏe, hoạt động gần đây và nhiều thông tin khác. Tuy nhiên, một số nền tảng được thiết kế kém có xu hướng xâm phạm dữ liệu lớn. Sau khi dữ liệu bệnh nhân và cá nhân bị rò rỉ trên nền tảng nhắn tin WeChat, những người đã từng sống ở Hồ Bắc trở thành mục tiêu của làn sóng phân biệt đối xử, ngay cả khi họ không về quê trong nhiều năm.
Sự thật là, đối với tất cả các dữ liệu lớn được cho là chính xác, nó chỉ cung cấp một ước tính xác suất và vẫn có thể bị lỗi hoặc sai lệch, giống như mọi thứ khác.
Đầu tiên, Trung Quốc cần một hệ thống luật pháp, quy tắc và biện pháp bảo vệ cấp quốc gia cho dữ liệu lớn và các công nghệ liên quan. Điều này sẽ đặt dữ liệu lớn vào hệ thống quản trị quốc gia trong khi vẫn đảm bảo các biện pháp bảo vệ hệ thống chi tiết, rộng rãi để sử dụng trong các tình huống hoặc khu vực cụ thể.
Thứ hai, dữ liệu lớn và các công nghệ liên quan đang tiến bộ mọi lúc, nhưng chính phủ và các quan chức thường tỏ ra chậm chạp khi phải hiểu, chấp nhận và vận hành công nghệ mới. Nhiều cơ quan chính quyền địa phương đã tìm cách cung cấp dịch vụ kỹ thuật số trong vài tháng qua, nhưng vẫn còn rất nhiều trang web của họ không còn tồn tại. Để đảm bảo tài nguyên dữ liệu có thể được sử dụng đầy đủ và hiệu quả, chính phủ Trung Quốc phải đào tạo lực lượng lao động tốt hơn và tăng số lượng những người có chuyên môn về dữ liệu lớn.
Cuối cùng, việc sử dụng hiệu quả dữ liệu lớn đòi hỏi đầu vào chất lượng cao. Các nhà quản trị phải cải cách hệ thống thông tin, phá vỡ các rào cản thông tin giữa chính quyền địa phương và các cơ quan của cũng như xây dựng các nền tảng thông tin được tiêu chuẩn hóa.
Bộ máy an ninh công cộng Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu dân số và di động, trong khi các quan chức y tế có quyền truy cập vào thông tin y tế của công dân. Nếu họ chia sẻ dữ liệu đó một cách kịp thời, chính phủ có thể đã xác định chính xác dấu vết của những người nghi nhiễm bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong thời gian sớm nhất.
Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào dữ liệu lớn, nhưng đại dịch COVID-19 cho thấy nước này còn phải đi bao xa để những khoản đầu tư khổng lồ đem lại hiệu quả. Thay vì nản lòng với hiệu suất khủng khiếp của dữ liệu lớn trong đại dịch COVID-19, các nhà quản lý nên tập trung vào việc khắc phục các vấn đề mà công nghệ này đã bộc lộ.