“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng

Trong vòng 30 năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự gia tăng đột biến các trường hợp ung thư dưới 40 tuổi, hiện tượng gia tăng rõ rệt đến mức các nhà dịch tễ học hàng đầu thế giới nhận định nên gọi đó là dịch bệnh. Riêng tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ước tính đã tăng gấp ba lần sau 30 năm và đang có xu hướng trẻ hóa.

_________________________

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 1

Nhìn lại cuộc đời mình, bà Hà Thị Tình (55 tuổi, người dân tộc Thái, quê tại xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu, Sơn La) ám ảnh nhất là hai chữ “ung thư”. Bà đã ba lần nuốt nước mắt, chứng kiến cảnh ra đi của ba người thân đều mắc bệnh ung thư.

Đầu năm 2023, chồng bà Tình phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối, vì hoàn cảnh nghèo khó, bữa ăn không đủ no nên chồng bà từ chối điều trị, xin về nhà và qua đời vào tháng 8 năm 2023. Trước đó, mẹ và em gái của bà cũng đều ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác.

“Tháng 8/2023, chồng mất, tôi cũng phát hiện mắc ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Tôi mất hết niềm tin, hy vọng, có lúc muốn buông bỏ tất cả…”. Gạt những giọt nước mắt trên má, bà Tình bảo, cuộc sống khó khăn, rau cháo qua bữa, cơm có khi chỉ có chút rau rừng nhưng đấy có lẽ là thời gian vui nhất của gia đình tôi vì còn đủ đầy các thành viên…”.

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 2

Được sự động viên, an ủi từ con gái, con trai và hàng xóm, bà Tình nhập viện điều trị đợt đầu tiên tại Bệnh viện K bằng số tiền quyên góp hỗ trợ của tình làng nghĩa xóm. Cứ thế đến nay, bà Tình cùng gia đình đã gắng gượng vượt qua 7 lần điều trị hoá trị và phẫu thuật cắt buồng trứng, tử cung. Nhưng hành trình điều trị còn dài, việc đi lại, chăm nom, thuốc thang tốn kém... vẫn từng ngày là gánh nặng đè lên đôi vai gia đình bà Tình. Trong nhiều đêm mất ngủ, bà Tình vẫn thường giật thót mình vì những cơn đau và vì những kí ức buồn cứ đeo đẳng.

Đang ở cái tuổi sung sức nhất, tuổi 30, anh Bùi Công Vui (xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, Thái Bình) cũng sụp đổ hoàn toàn với bệnh án ghi hai chữ “ung thư”. Mất sức lao động, cuộc sống của anh chỉ quanh quẩn ở mái nhà lụp xụp giữa thôn Kinh Hào, ngày ngày cả gia đình trông chờ vào đồng lương 3 triệu đồng của người vợ công nhân và hơn 500 ngàn đồng tiền hỗ trợ của anh Vui.

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 3

Cách đây 2 năm, qua nhiều ngày thấy đau âm ỉ ở bụng, anh Vui quyết định đi thăm khám. Từ huyện ra đến tỉnh, Vui được giới thiệu ra bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Sau các cuộc thăm khám, hội chẩn của đội ngũ y bác sỹ, anh Vui được chẩn đoán bị u phúc mạc. Tháng 9/2022, sau mổ, anh Vui được chuyển sang Bệnh viện K tiếp tục điều trị. “Bố tôi mất vì ung thư phổi năm 2011, mẹ thì đau ốm triền miên, thuốc thang liên tục điều trị suy thận, suy giáp. Giờ tôi cũng mắc ung thư, nhiều lúc còn buông bỏ, không muốn lên bệnh viện để điều trị”.

BS Hoàng Thu Trang, Phó trưởng Khoa Nội Nhi, người điều trị trực tiếp cho anh Vui chia sẻ: “Bệnh nhân Vui truyền hóa chất 6 đợt. Sang đến năm 2023, Vui được thay đổi phác đồ điều trị sang uống hóa chất khô vì có thêm tổn thương ở thực quản. Chi phí cho mỗi đợt uống hóa chất khô khoảng 30 triệu đồng/tháng. BHYT chỉ chi trả 15 triệu đồng, còn lại Vui phải tự túc chi trả 15 triệu/tháng”. Phác đồ điều trị diễn ra liên tục và lâu dài, chi phí tốn kém, thực sự là gánh nặng với hai vợ chồng Vui cũng như nhiều gia đình có người thân mắc ung thư.

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 4

Chia sẻ tại Hội nghị khoa học Tiêu hóa toàn quốc lần thứ 29 diễn ra hồi cuối năm 2023, Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam - GS.TS.BS Mai Hồng Bàng chia sẻ, 5 loại ung thư có số ca mắc mới cao nhất ở Việt Nam hiện nay gồm: Gan, dạ dày, đại trực tràng, phổi và vú. Trong đó, các loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa như ung thư gan mật tụy, ung thư dạ dày thực quản, ung thư đại trực tràng đang có xu hướng trẻ hóa với số ca ngày càng tăng. Theo báo cáo, ung thư gan là loại phổ biến nhất tại Việt Nam, với số ca mắc mới và số trường hợp tử vong cao nhất.

Theo PGS.TS Nguyễn Công Long, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân ngày càng trẻ hoá, đặc biệt có không ít trường hợp dưới 35 tuổi, thậm chí dưới 30 tuổi đã mắc bệnh ung thư gan. Tỷ lệ các bệnh về gan mật như ung thư gan, xơ gan và các biến chứng do xơ gan ngày càng tăng. Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật thường xuyên ghi nhận các ca bệnh ung thư gan tới khám ở giai đoạn muộn tuy tuổi còn rất trẻ.

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 5
“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 6

Số liệu của Globocan 2020 (Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế), tỷ lệ mắc mới ung thư gan tại Việt Nam là 26.418 ca mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ung thư và 77% số ca ung thư gan là nam giới. Ung thư gan cũng là ung thư có số ca tử vong dẫn đầu với 25.272 ca, chiếm 21% tổng số ca tử vong do ung thư.

Theo bác sĩ Long, ung thư “trẻ hóa” không chỉ xuất phát từ yếu tố di truyền mà còn liên quan mật thiết đến lối sống và môi trường. Giới trẻ ngày nay với guồng quay bận rộn, nhịp sống nhanh, giới hạn về mặt thời gian khiến họ hình thành những thói quen sống thiếu lành mạnh, ăn uống không điều độ và áp lực tâm lý vô hình trung khiến cơ thể bị bào mòn. Đồng thời, môi trường sống ô nhiễm và việc tiếp xúc với các chất độc hại đều có thể đóng góp vào sự gia tăng của bệnh ung thư ở nhóm tuổi trẻ.

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 7

Trước gánh nặng quá lớn của bệnh ung thư, Bộ Y tế đề xuất mở rộng chi trả bảo hiểm y tế mở rộng phạm vi quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh cho người ung thư bằng BHYT.

Theo thống kê năm 2023, chi phí điều trị cho 6 nhóm bệnh ung thư thường gặp (ung thư vú, phổi, gan, đại tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến) từ Quỹ Bảo hiểm y tế là 6.186 tỉ đồng. Trong báo cáo đánh giá tác động chính sách dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất ưu tiên mở rộng chi trả bảo hiểm y tế bao gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C và B.

“Dịch bệnh” ung thư âm thầm lan rộng ảnh 8

Theo đó, Bộ Y tế đưa ra phương án mở rộng thêm phạm vi quyền lợi khám, chữa bệnh đối với một số bệnh, đối tượng theo danh mục do Bộ Y tế quy định căn cứ vào khả năng cân đối của Quỹ Bảo hiểm y tế và yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân như: Khám, chẩn đoán đánh giá nguy cơ, tình trạng sức khỏe và điều trị sớm một số bệnh để ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh theo danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (ung thư cổ tử cung; tăng huyết áp; đái tháo đường; viêm gan C, B; ung thư vú); điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt cho người dưới 18 tuổi (luật hiện hành chỉ thanh toán cho trẻ em dưới 6 tuổi).

Bên cạnh đó là khám sức khỏe định kỳ cho một số đối tượng: Trẻ em dưới 6 tuổi, hưu trí, người tham gia bảo hiểm y tế tự đóng; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên không thể tự đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người khuyết tật nặng đối với một số bệnh, dịch vụ kỹ thuật được khám bệnh, chữa bệnh tại nhà; khám chữa bệnh từ xa trong một số trường hợp áp dụng với một số đối tượng và các trường hợp cấp cứu; bổ sung dịch vụ chẩn đoán, sàng lọc sơ sinh (sàng lọc Thalassemia trước sinh, sàng lọc suy giáp).

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc mở rộng phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế mang lại giá trị kinh tế lớn do phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị ở giai đoạn muộn. Khi bệnh nặng kèm theo các biến chứng, phải sử dụng thuốc phát minh, đặc trị, kỹ thuật chẩn đoán, cận lâm sàng có chi phí cao. Đồng thời, việc mở rộng chi trả khám sàng lọc nhằm đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của một số bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời giúp giảm chi phí điều trị trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.