Điện ảnh Việt Nam đã có nhiều đổi mới đáng kể trong 50 năm qua

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 10/9, tại Khánh Hòa, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức hội thảo “Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất - 50 năm một chặng đường”. Hội thảo thu hút nhiều nhà quản lý, tác giả kịch bản, đạo diễn, quay phim và diễn viên tham gia, tập trung đánh giá thành tựu và thách thức của điện ảnh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua.
Điện ảnh Việt Nam đã có nhiều đổi mới đáng kể trong 50 năm qua

Tham luận của các đại biểu xoay quanh những thành tựu và hạn chế của phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình Việt Nam từ sau năm 1975 và đề cập đến việc phát triển điện ảnh Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy ngành điện ảnh phát triển mạnh mẽ hơn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hồng Tú, Chủ tịch Trung ương Hội điện ảnh Việt Nam cho biết, lễ trao giải Cánh Diều đã diễn ra lần thứ 3 ở Khánh Hòa và đang nỗ lực không ngừng để vươn lên về quy mô, chất lượng tổ chức, hướng tới tầm vóc của một liên hoan phim mang tầm cỡ khu vực, quốc tế. Ông mong muốn xây dựng Nha Trang trở thành một thành phố điện ảnh, điểm đến lý tưởng của ngành điện ảnh trong nước và quốc tế.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hồng Tú, kể từ khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay, điện ảnh Việt Nam đã trải qua nửa thế kỷ phát triển với nhiều sự đổi mới đáng kể. Trước đây, phim Việt Nam chủ yếu tập trung vào các đề tài chiến tranh, lịch sử cách mạng, thường được thực hiện dưới dạng phim đen trắng, nhiều bộ phim đã trở thành những tác phẩm điện ảnh kinh điển. Tuy nhiên, từ sau khi thống nhất đất nước, đề tài phim truyện đã mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ dừng lại ở lịch sử hay chiến tranh cách mạng mà còn bao gồm những câu chuyện về con người, cuộc sống đương đại, tâm lý xã hội. Đặc biệt, từ năm 1986 đến nay, khi đất nước đổi mới, các đề tài của phim Việt Nam ngày càng phong phú, gồm cả những thể loại như phim kinh dị, phiêu lưu mạo hiểm... Cách kể chuyện và cách thể hiện của điện ảnh Việt Nam cũng có bước chuyển mình, ngày càng tiệm cận hơn với tiêu chuẩn của điện ảnh thế giới.

Tiến sĩ Trần Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh rằng, điện ảnh Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài với nhiều thành tựu nhưng vẫn có những tồn tại, hạn chế cần được giải quyết. Các đề xuất để giải quyết hạn chế bao gồm: Cải thiện cơ chế quản lý nhà nước, thúc đẩy hợp tác công tư, phát huy sự sáng tạo của các nhà làm phim và huy động nguồn vốn trong, ngoài nước cho sản xuất, phổ biến phim.

Hội thảo "Điện ảnh Việt Nam 50 năm một chặng đường" không chỉ là dịp để nhìn lại và tôn vinh những thành tựu to lớn điện ảnh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua mà mà còn là cơ hội để nhận diện những thách thức, hạn chế cần khắc phục để góp sức cho điện ảnh phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát triển điện ảnh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, hướng đến mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc.

Học sinh Sedbergh Vietnam - BCIS trao đổi, chia sẻ chủ đề học tập cùng nhau.
Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
(Ngày Nay) - Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.
“Chàng Đam San” say tiếng cồng Tây Nguyên
“Chàng Đam San” say tiếng cồng Tây Nguyên
(Ngày Nay) - Lo ngại những giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một, R’com Bus, một người con của Tây Nguyên đại ngàn đã chọn cách gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai bằng chính tài năng và nhiệt huyết của mình.