Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau thành công tại Hà Nội, sự kiện “Điện ảnh mà là di sản á” do đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cùng Ơ Kìa Hà Nội film production tổ chức dưới sự tài trợ của quỹ VinIF tiếp tục thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng Đà Nẵng.

Buổi tọa đàm diễn ra bên lề sự kiện Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ II, với sự tham gia của các vị khách mời đặc biệt như NSND Lan Hương, NSƯT Chiều Xuân, đạo diễn Leon Quang Lê, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và nhà báo Nguyệt Linh. Đặc biệt, hai vị khách mời là những nữ diễn viên gạo cội đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về quá trình tạo ra những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.

Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam ảnh 1

Các khách mời chia sẻ về giá trị của di sản điện ảnh.

Chia sẻ về khái niệm di sản điện ảnh được bàn thảo xung quanh tọa đàm, NSND Lan Hương cho biết những thước phim, cuộn phim truyện nhựa là những tạo vật vô cùng quý báu không chỉ đối với bản thân bà mà còn cả một thế hệ các nhà đạo diễn, quay phim, diễn viên của một thời đã qua. Giá trị của những bộ phim không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà còn mang tính sử liệu khi tái hiện lại những giai đoạn cụ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, mỗi bộ phim, cuộn phim nhựa cần được ý thức như kho tàng quý giá đối với xã hội.

Không chỉ nêu bật giá trị các cuộn phim, NSND Lan Hương cũng kể lại quá trình bà tham gia diễn xuất trong bộ phim Mùa ổi của đạo diễn Đặng Nhật Minh, bộ phim từng giành nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế.

“Ngày xưa, chúng tôi làm phim không có nhiều thiết bị chuyên dụng như bây giờ. Nếu muốn quay những cảnh trên cao, nhà quay phim phải tìm một thân cây cao gần đó, trèo lên, rồi bắt máy từ trên ngọn cây xuống. Vất vả và rất đỗi nguy hiểm” NSND Lan Hương kể lại. Chính vì quá trình quay phim khó khăn, nên nhìn thấy những thước phim bị hỏng, co rút, NSND Lan Hương cho biết bà cảm thấy buồn và đáng tiếc.

Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam ảnh 2

Những ký ức về thời kỳ khó quên của điện ảnh Việt Nam được NSND Lan Hương chia sẻ xúc động.

Bên cạnh đó, khi quay bộ phim Mùa ổi vào năm 2001, có một phân đoạn nhân vật Thủy do NSND Lan Hương thủ vai mang vàng mã ra ban công hóa vàng. Đó là một cảnh quay đẹp. Đạo diễn và quay phim đã quay liên tục một trường đoạn dài, không cắt.

Đó là một phân cảnh dài, tốn 35m phim nhựa. Khi quay xong, đạo diễn Đặng Nhật Minh nhận xét diễn viên diễn rất tốt tại hiện trường. Cả trường quay cũng thở phào vì không có vấn đề gì. Tuy nhiên lúc sau khi đạo diễn xem lại, ông nhận thấy ngọn lửa do hóa vàng không bốc lên như kỳ vọng, như vậy nghĩa là phần đạo cụ làm chưa tốt và bắt buộc phải quay đúp nữa.

“Đạo diễn Đặng Nhật Minh là người cầu toàn, yêu cầu rất cao. Khi xảy ra sự cố đó, anh đã lăn ra chiếc giường ngay tại bối cảnh, buồn bực hét lên: trời ơi giết người, 35m phim là hàng trăm đô la các bạn có biết không?”, NSND Lan Hương xúc động nhớ lại.

Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam ảnh 3

Theo đó, khi sản xuất phim nhựa vào thập niên 80, chỉ cần quay được đôi ba cảnh hoặc vài cuộn phim là các đoàn phim sẽ dừng lại, chờ đạo diễn và quay phim chiếu nháp. NSND Lan Hương chia sẻ: “Có rất nhiều lỗi để phải quay lại dù diễn viên thể hiện rất tốt. Chỉ khi đạo diễn thông báo được rồi, mấy cảnh này ổn, lúc bấy giờ chúng tôi mới nhảy lên ăn mừng".

Còn với NSƯT Chiều Xuân, bà nhìn nhận cái tên “Điện ảnh mà là di sản á” của dự án là ý tưởng sáng tạo, yêu cầu lật ngược lại cách hiểu vấn đề từ phía công chúng. Gắn bó với điện ảnh hàng thập kỷ, NSƯT Chiều Xuân coi điện ảnh là chất liệu dễ biến mất. Một khi các cuộn phim biến dạng, bị vứt đi thì tất cả nội dung, tư liệu trong đó có thể không bao giờ khôi phục được. “Điện ảnh mà là di sản á” không đơn thuần là một lời kêu cứu mà còn là lời cảnh tỉnh thông qua sự kiện cụ thể là việc 300 bộ phim ở trên Hãng phim truyện Việt Nam bị mốc, hỏng.

“Tôi rất mừng khi nhận thấy các bạn thanh niên rất quan tâm đến giá trị lịch sử, di sản của các thế hệ cha ông đi trước để lại. Bằng chứng là các sự kiện văn hóa ngày càng có sự xuất hiện đông đảo của thanh niên, sinh viên, đặc biệt là một sự kiện khá chuyên biệt như "Điện ảnh mà là di sản á" do đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp tổ chức”, NSƯT Chiều Xuân nhấn mạnh.

Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam ảnh 4

Khoảnh khắc xúc động giữa NSƯT Chiều Xuân và đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Nữ nghệ sĩ là người đã hỗ trợ dự án ngay từ những ngày đầu

Góp mặt tại sự kiện, đạo diễn Leon Quang Lê - người từng thành công với bộ phim Song Lang và sắp tới anh sẽ cho ra mắt phim Quán Kỳ Nam - lý giải cho việc theo đuổi chất liệu phim nhựa của bản thân là bởi phim cũng giống như con người, và mỗi loại phim là một cá tính.

Để thổi hồn cho phim nhựa, người đạo diễn phải hiểu cá tính của nó. Biết với từng loại phim, từng thời tiết, bối cảnh… chất liệu phim sẽ phản ứng, cho ra hiệu quả như thế nào. Một trong những điều đạo diễn Leon Quang Lê thích nhất ở phim nhựa là dù phim kỹ thuật số có thể làm giả màu sắc của chất liệu này, nhưng không thể làm giả "hồn vía" của nó.

Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam ảnh 5

Sau thành công vang dội của bộ phim Song Lang, đạo diễn Leon Quang Lê sẽ quay lại với chất liệu phim 35mm qua Quán Kỳ Nam.

Tiếp nối câu chuyện sản xuất phim nhựa từ các nữ nghệ sĩ, đạo diễn Leon Quang Lê cho biết hiện tại gần như không còn đạo diễn nào lựa chọn quay phim bằng chất liệu này nữa. Nên khi anh bắt tay vào quay Quán Kỳ Nam bằng chất liệu 35mm, dù có kinh phí hơn các thế hệ trước những cũng không biết trả tiền cho ai.

Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam ảnh 6

Khán giả đủ mọi lứa tuổi theo dõi sự kiện.

Những phòng lab tráng phim lớn trong khu vực như Thái Lan, Hồng Kông đều đã đóng cửa. Nếu muốn tráng một bộ phim ở Thái Lan, đoàn phim của Leon từng phải trả cho họ 5000 USD mỗi tuần để mở lại lab. Số tiền này chưa tính công tráng mà chỉ là tiền vận hành, khởi động các thiết bị. Hiện tại, đạo diễn nổi tiếng trong khu vực như Vương Gia Vệ cũng không quay phim nhựa. Tuy nhiên trên thế giới vẫn còn những đạo diễn trung thành với chất liệu này như Steven Spielberg, Quentin Tarantino…

“Nếu chúng ta xem, yêu và hiểu phim nhựa, chúng ta sẽ thấy đây là một chất liệu khác biệt. Chúng tuyệt vời hơn hẳn nếu so với phim kỹ thuật số. Điều này củng cố quan điểm phim nhựa là một loại hình di sản xứng đáng cần được bảo vệ”, đạo diễn Leon Quang Lê khẳng định.

Phim nhựa - Di sản vô giá của nền điện ảnh Việt Nam ảnh 7

Khán giả Đà Nẵng thích thú với sự kiện "Điện ảnh mà là di sản á"

Sự kiện “Điện ảnh mà là di sản á” là hoạt động nằm trong chuỗi Dự án Bảo tồn di sản điện ảnh thông qua phục chế thí điểm phim nhựa kinh điển Việt Nam do Quỹ VinIF tài trợ.

Đây dự án sinh ra với mong muốn nghiên cứu và áp dụng thí điểm phục chế và số hoá các cuốn phim tiêu biểu của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Dự án được đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp khởi xướng và thực hiện cùng nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà làm phim, các nhà nghiên cứu di sản, các chuyên gia lưu trữ – phục chế phim trong và ngoài nước. Dự án có mục đích cụ thể là bảo tồn di sản văn hoá, góp phần gìn giữ tài sản quốc gia, đồng thời góp phần khai thác tác phẩm nghệ thuật một cách hiệu quả.

Đây là dự án bảo tồn bằng hành động cụ thể là phục chế phim nhựa và số hoá chất lượng cao. Dự án cũng mong muốn thiết lập và chuẩn hoá quy trình phục chế – số hoá di sản điện ảnh. Dự án thiết thực bảo vệ một di sản đang rơi vào tình trạng khẩn cấp, có nguy cơ huỷ hoại cao. Thông qua dự án thì công chúng yêu phim trong nước và quốc tế được tiếp cận với vẻ đẹp nguyên gốc của di sản điện ảnh Việt Nam. Nghệ sĩ, nhà nghiên cứu cùng các chuyên gia được thực hành quy trình chuẩn của phục chế phim nhựa. Cấp quản lý thấu hiểu và nhận diện được giá trị của di sản điện ảnh.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.