Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 1

Đợt bùng phát dịch thứ ba và thứ tư khiến cho tình trạng xuất nhập cảnh trái phép thêm phức tạp. Số liệu thống kê của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh cho thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, số vụ và đối tượng xuất nhập cảnh trái phép qua vùng biên giới này nhiều hơn so với cả năm 2020.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng biên phòng tỉnh Tây Ninh đã ngăn chặn được 147 vụ với 959 đối tượng liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh trái phép. Trong đó, có 127 vụ với 201 đối tượng nhập cảnh trái phép, trong số này có 2 người Trung Quốc và 1 người Campuchia; 14 vụ với 29 đối tượng xuất cảnh trái phép, bao gồm 1 người Campuchia và 4 người Hàn Quốc; 5 vụ với 7 đối tượng tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép và 1 vụ với 1 đối tượng giúp đỡ cho người khác nhập cảnh trái phép.

Ngoài ra, còn có 721 trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu nhưng “không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, hoặc giấy tờ có liên quan đến nhập cảnh”.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 2

Còn trong năm 2020, là 129 vụ với 252 đối tượng liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, trong đó, có 7 vụ với 20 đối tượng là người Trung Quốc. Ngoài ra, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát tiếp nhận 4 vụ với 78 công dân Việt Nam cư trú, lao động bất hợp pháp tại Campuchia do Tổng cục Di trí của Bộ Nội vụ Campuchia bàn giao.

“Tất cả các trường hợp liên quan xuất nhập cảnh trái phép hay tiếp nhận, đều được đưa đi cách ly theo quy định. Còn những trường hợp nào, nếu đủ yếu tố, sẽ bị cơ quan điều tra khởi tố hình sự”- Đại tá Lê Hồng Vương - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 3

Chốt phòng chống dịch COVID-19 số 9 của Đồn biên phòng cửa khẩu Phước Tân nằm ven con đường nhựa. Cách con đường nhựa này vài trăm mét, là con đường đất, đó là con đường biên giới của Campuchia. Từ điểm giao nhau trở ngược lại một chút, chốt số 9, được chiến sĩ biên phòng nói vui, là nơi cánh gà biên giới của hai nước.

Hôm ấy, trưa trời đứng nắng, Trung úy Dương Vũ Hoàng Đạt và đồng đội của mình vẫn đang miệt mài ánh mắt, họ miết theo những con đường, những lối mòn và cả những cánh rừng, để phát hiện những đối tượng xuất nhập cảnh trái phép. Bởi từ những đối tượng này, nguy cơ lây lan COVID-19 trở nên cao và khó lường hơn.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 4

Cách chốt số 9 không xa, là chốt số 10, mới được lập nên, để tăng độ dày kiểm soát từ chốt số 9 đến chốt 11. Đây là những chốt mà từ tháng 3, khi dịch bùng phát trở lại, trung úy Đạt cùng đồng đội của mình luân phiên nhau canh giữ. “Đã bao lâu rồi em chưa về nhà?”, tôi hỏi. Đạt cười: “Bình thường em lái xe bên hậu cần, dịch nên được tăng cường trực kiểm soát, thỉnh thoảng đơn vị phân công lái xe, có dịp thuận đường ngang qua em cũng được nhìn nhà chút xíu”.

Rồi vị trung úy trẻ này nhướng mày về phía người đồng đội bên cạnh: “Em vậy là còn đỡ, chứ nhiều đồng chí của em, đã lâu lắm rồi không về thăm nhà”.

Phía trước chốt này, có chiếc võng đã mắc tự bao giờ, và một chiến sĩ biên phòng đang tranh thủ chợp mắt. Bình thường, canh giữ biên giới đã vất vả, nay thêm dịch COVID-19, khiến cho nhiệm vụ của họ thêm nặng nề hơn, nên chuyện phân công trực - nghỉ ngơi càng trở nên quan trọng hơn.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 5

Trên trục đường này, cách chốt số 9 vài trăm met, là chốt số 10. “Khi đợt dịch vừa rồi bùng phát, việc kiểm soát người xuất nhập cảnh càng trở nên quan trọng, nên đơn vị lập thêm chốt này để việc kiểm soát được hiệu quả hơn”, Đại úy Bùi Thế Công - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Phước Tân cho biết. Vì mới lập, nên chốt này chỉ là bạt căn thành lều, không được “kiên cố” như chốt số 9.

Chúng tôi dọc theo tuyến đường này một đoạn nữa, thì đến chốt số 11, đây là một trong những chốt được lập từ những ngày đầu có dịch. Cách không xa phía sau chốt này, trên nền xanh thẩm, tôi bắt gặp tấm biển “Vành đai biên giới” được ghi bằng ba ngôn ngữ là Việt Nam, Campuchia và Anh.

Vì nằm trên cánh đồng trống, các chiến sĩ biên phòng trồng giàn mướp để che mát cho chốt, tất nhiên, không ngoài mục đích cải thiện thêm bữa ăn.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 6

Buổi chiều trước đó, biên giới thuộc địa bàn kiểm soát của Đồn biên phòng Tân Phú trút xuống cơn mưa rừng bất chợt. Tại một chốt nơi cửa ngõ ra vào khu vực này, những người canh giữ biên giới vẫn cần mẫn trong màn mưa. Hơn một năm làm công việc này, họ thừa hiểu, những khi mưa, lại có khi là cơ hội tốt cho những kẻ thực hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép.

Rất gần chốt, một cây phượng đang đâm hoa lập lòe, cảnh rất thơ. Nhưng trong bối cảnh cả nước đang “Chống dịch như chống giặc”, mà nhiệm vụ của họ lại vô cùng quan trọng, nên gần như không có chỗ cho thì giờ lãng mạn. “Giờ tụi em chỉ mong khống chế được dịch, để được về thăm nhà thôi anh ơi”, một chiến sĩ biên phòng với theo, khi chúng tôi tiếp tục quãng đường phía trước.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 7

Sau cơn bất chợt, mưa rừng chưa kịp ráo hoảnh, thì nắng đổ xuống từng vạt, như muốn ươm lên niềm đau đáu, rằng khi nào hết dịch?

Còn bây giờ thì, chúng tôi đang ngồi ở Đồn Biên phòng Tân Phú, nơi được xem là điểm “nóng” của việc xuất nhập cảnh trái phép. Trưởng đồn là Trung tá Vũ Văn Minh cho biết đồn quản lý một trạm, ba chốt cảnh giới và 2 tổ tuần tra lưu động. Ngoài bảo vệ biên giới, khi dịch COVID-19 hoành hành, trọng trách trên đôi vai họ như nặng thêm, đó là không được để lọt bất cứ một đối tượng nào qua lại biên giới trái phép.

Theo Nghị định thư phân giới, cắm mốc năm 2019, Tây Ninh có đường biên giới dài 240km với Campuchia, trong đó có 49km trên sông, suối. Dọc dài biên giới này, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã triển khai 15 đồn, 16 cửa khẩu, trong đó có 3 cửa khẩu quốc tế (một cửa khẩu chưa công bố), 3 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ và một số đường mòn truyền thống qua lại biên giới tạm thời.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 8

Năm 2020, toàn tuyến biên giới này có 115 tổ chốt chặn cố định, nhưng đến tháng 6/2021, tổng số tổ chốt chặn tham gia phòng chốt COVID-19 được nâng lên 159, tính trung bình mỗi 1,5km là có một chốt cố định. Ngoài ra, còn có 36 tổ kiểm soát cơ động, với tổng quân số các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ trên biên giới là 1.064 người.

Đại tá Lê Hồng Vương - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh, cho biết, để có hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với những lực lượng khác như công an, quân sự, y tế, kiểm lâm,… “Điều làm chúng tôi vững tin làm tốt nhiệm vụ này, là luôn có sự ủng hộ của người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp hỗ trợ nhiều mặt”, đại tá Vương chia sẻ.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 9

Đại diện các đồn biên phòng cho biết, thời điểm các đợt dịch bùng phát là tình trạng xuất nhập cảnh trái phép tăng lên. Tuy nhiên, nhanh chóng bị chững lại bởi việc tuần tra, kiểm soát chặt chẽ và liên tục của bộ đội biên phòng kết hợp với các lực lượng khác trong công tác phòng chống COVID-19. Ngoài ra, còn có một yếu tố quan trọng nữa giúp bộ đội biên phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đó là “tai mắt” từ phía nhân dân.

Đại tá Vương nói rằng, ngay từ đầu, bộ đội biên phòng tỉnh đã tuyên truyền, kêu gọi người dân dọc biên giới đề cao cảnh giác, báo nhanh cho bộ đội biên phòng những trường hợp khả nghi. “Thậm chí, người dân còn báo cho chúng tôi việc người nhà của họ nhập cảnh trái phép”, Đại úy Nguyễn Văn Khỏe - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc cho biết.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 10

Ở Đồn Biên phòng cửa khẩu Phước Tân, Đại úy Bùi Thế Công - Chính trị viên phó của đồn này kể cho chúng tôi nghe câu chuyện nâng cao cảnh giác của một tài xế taxi xảy ra vào ngày 12/5/2021.

Hiện nay trên biên giới Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với các lực lượng triển khai, duy trì 159 điểm chốt cố định với 1.064 đồng chí (biên phòng: 469 đồng chí; công an: 79 đồng chí; dân quân: 258 đồng chí, quân sự địa phương: 258 đồng chí) và 32 tổ cơ động với 114 đồng chí (biên phòng: 72 đồng chí; công an: 23 đồng chí; dân quân: 19 đồng chí) để ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch COVID-19.

Hôm ấy, tài xế này đang chờ đón khách ở gần cầu Bến Sỏi, thì có một nam giới đi xe oto biển số TP.HCM đến yêu cầu tới xã Hòa Thạnh đón khách và đưa kèm số điện thoại. Khi chạy gần đến UBND xã Hòa Thành, thì nhận được cuộc gọi bảo lên đón ở gần cầu Nàng Dình, là nơi giáp ranh hai xã Biên Giới và Hòa Thạnh của huyện Châu Thành.

Nhưng sau đó, người bên kia đầu dây điện thoại yêu cầu tài xế taxi cứ đến gần Trạm xá Y tế xã Hòa Thạnh đợi, sẽ có người chở 2 vị khách đến. Khi đợi ở đây, một lát sau có 2 người chở 2 phụ nữ tới “giao” cho tài xế taxi và yêu cầu chở họ xuống TP.HCM. “Từ những khả nghi ban đầu, lại thấy 2 phụ nữ này không biết nói tiếng Việt nhưng nói giống tiếng Trung Quốc, nên tài xế taxi đã báo cho chúng tôi hay”, đại úy Công kể.

Ngay lập tức, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Phước Tân phối hợp với công an xã, nhanh chóng xác minh số điện thoại mà tài xế taxi cung cấp là của một đối tượng đang bị chú ý theo dõi về hoạt động đưa đón người xuất nhập cảnh trái phép. Tài xế taxi và 2 người phụ nữ được đưa đi cách ly , đồng thời truy tìm 2 đối tượng đã chở 2 người phụ nữ này.

Dọc dài biên giới, những người lính biên phòng đang 'căng mình' chống dịch COVID ảnh 11

Bài & ảnh: Nguyễn Tiến Đạt - Lê Xuân Thọ

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.