Dông, lốc ở đô thị: Những vấn đề mới đặt ra

Thời gian gần đây, dông, lốc liên tiếp xảy ra tại các tỉnh, thành phố gây thiệt hại về người và tài sản. Với những yếu tố đặc thù đô thị, dông lốc xảy ra tại khu vực này cũng có những hình thái khó lường, bất ngờ. Tìm giải pháp hiệu quả để giảm thiệt hại do dông, lốc là vấn đề đặt ra trong công tác phòng, chống thiên tai.

Hình ảnh một cơn dông xuất hiện bất ngờ tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nam Nguyễn
Hình ảnh một cơn dông xuất hiện bất ngờ tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nam Nguyễn

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, dông lốc là hiện tượng thời tiết nguy hiểm thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (từ lạnh sang nóng, mùa khô sang mùa mưa) và sau những đợt nắng nóng. Về nguyên nhân gây ra dông, lốc là do mặt đất hấp thu nhiều bức xạ của mặt trời làm các luồng không khí nóng ẩm bốc lên cao, giao với luồng không khí có nhiệt độ thấp hơn tràn xuống phía dưới tạo thành đối lưu trong khí quyển.

Đối lưu này tạo ra mưa, sấm, chớp và gió giật mạnh… Ông Lê Thanh Hải cho rằng, do khu vực đô thị có nhiều công trình xây dựng bằng bê tông, mặt đường trải bê tông, nhựa, ít cây xanh ngăn chặn ánh nắng trực tiếp… nên hấp thu mạnh bức xạ mặt trời khiến đối lưu khí quyển mạnh hơn, cường độ dông thường lớn hơn so với khu vực nông thôn… Hơn nữa, do khu vực đô thị có nhiều nhà cao tầng nên thường xảy ra hiện tượng hút gió, khiến sức gió thường tăng khoảng 2-3 cấp so với khu vực nông thôn.

Nói về hiện tượng trên, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố cho biết, khi xảy ra dông, lốc mạnh… khu vực nội thành có nguy cơ thiệt hại rất nặng do có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đông… Chỉ cần một vật từ trên cao (vật liệu phục vụ thi công xây dựng công trình, tôn lợp mái nhà, biển quảng cáo, bồn chứa nước, tấm pin mặt trời…) bất ngờ rơi xuống mặt đất hoặc cây xanh gãy đổ… đều có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ùn tắc giao thông…

Để giảm thiệt hại do dông, lốc gây ra, việc chủ động phòng ngừa được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng, trong đó, cốt yếu là chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo. Về vấn đề này, ông Lê Thanh Hải cho rằng, để dự báo sớm thời gian xảy ra dông, lốc là thách thức đối với ngành Khí tượng thế giới. Ngay như Hoa Kỳ, quốc gia có nền khoa học khí tượng phát triển nhất thế giới, cũng chỉ đưa ra các bản tin dự báo, cảnh báo dông, lốc trước thời điểm xảy ra khoảng 3-4 giờ. Còn tại Việt Nam, dù đã rất nỗ lực cũng chỉ có thể đưa ra các bản tin dự báo, cảnh báo dông lốc trước khoảng 30 phút đến 2 giờ.

Cần giải pháp bền vững

Theo ông Lê Thanh Hải, hạn chế lớn nhất của người dân là thiếu kỹ năng ứng phó với dông, lốc. Do dông, lốc thường xảy ra vào chiều tối nên nhiều người dân cố bất chấp nguy hiểm để về nhà. Vì vậy, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, người dân không nên tham gia giao thông khi xuất hiện cơn dông. Trường hợp đang đi trên đường thì nên tìm cách trú ẩn, nhưng không trú dưới gốc cây để tránh bị thương do cây hoặc các tấm biển quảng cáo, vật dụng khác bay đến. Ngoài ra, các đô thị cần có giải pháp nâng cao hiệu quả truyền tin cảnh báo thiên tai… Về lâu dài, các đô thị cần thực hiện các giải pháp hạn chế hiệu ứng “đảo nhiệt” bằng cách trồng nhiều cây xanh, tăng diện tích thảm cỏ, bề mặt thấm nước, mặt nước…

Năm 2019, các địa phương và đơn vị của Hà Nội đang tập trung rà soát và xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố sập đổ công trình, gãy đổ cây xanh; đôn đốc, hướng dẫn nhân dân kiểm tra, gia cố công trình trên cao và các kỹ năng phòng tránh…

Ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, đơn vị đã cơ bản hoàn thành việc kiểm tra, chặt hạ cây già cỗi, nguy hiểm và cắt tỉa cành cây nặng tán trên các tuyến phố… Ngoài ra, để nhanh chóng giải tỏa cây đổ, kịp thời thông đường, công ty đã xây dựng phương án, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư ứng phó với tình huống gãy đổ 500 cây xanh trong cùng thời điểm…

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long thông tin: Các phường trên địa bàn đang tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng tránh các loại hình thiên tai nguy hiểm: Dông, lốc, úng ngập… Từ đó, khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động kiểm tra, gia cố các công trình trên cao (mái lợp, bồn chứa nước, biển quảng cáo…). Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận và các phường chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện… sẵn sàng, kịp thời xử lý các tình huống thiên tai…

Về vấn đề truyền tin cảnh báo thiên tai, ông Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng phòng Bưu chính viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội) cho biết, Sở đã vận động các doanh nghiệp viễn thông truyền tin cảnh báo các loại hình thiên tai nguy hiểm đến người dân thông qua hệ thống tin nhắn trên điện thoại di động. Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với các cơ quan báo chí truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng… Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thành phố đa dạng các hình thức truyền tin, bảo đảm mục tiêu kịp thời, nhiều người cùng tiếp cận…

Trận “siêu dông” xảy ra ngày 13-6-2016 tại Hà Nội đã làm 2 người ở quận Hai Bà Trưng thiệt mạng do cây đổ, 5 người ở quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm bị thương do rơi mái tôn, biển quảng cáo... Ngoài ra, trận dông này còn làm gãy đổ gần 1.300 cây xanh; tốc mái 139 ngôi nhà tại quận Nam Từ Liêm; gãy đổ 21 cột điện, 170 trạm điện bị mất nguồn, 13 ô tô và nhiều xe máy bị hư hại.

Theo Hà Nội mới
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?