Du học sinh Việt ở vùng động đất Nhật hứng nước mưa nấu cơm

Thiếu nước, khan hiếm thực phẩm, một nam du học sinh Việt phải tận dụng nước mưa để nấu cơm, sau các trận động đất mạnh gần thành phố Kumamoto, miền nam Nhật Bản.
Du học sinh Việt ở vùng động đất Nhật hứng nước mưa nấu cơm
Du học sinh Việt ở vùng động đất Nhật hứng nước mưa nấu cơm ảnh 1

Gạch đá đổ vỡ gần nơi ở của Đỗ Văn Giáp. Ảnh: NVCC

1h25 sáng 16/4, Đỗ Thảo Linh, 27 tuổi, đang theo học thạc sĩ tại Đại học Kumatomo, đang ngủ bỗng choàng tỉnh giấc vì rung lắc. Rung lắc mạnh đến mức đồ đạc trên giá bay xuống đất, giường dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu tầm 20 cm, cô cho biết. Ngôi nhà Linh ở nằm ở phía tây thành phố Kumatomo, thuộc tỉnh Kumatomo trên đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản.

Không bị động như trong động đất mạnh 6,4 độ Richter xảy ra trước đó 28 giờ, lần này Linh đã tính trước biện pháp chuẩn bị phòng tình huống xấu. Cô nằm ngủ ngay cạnh bàn kotatsu, một loại bàn thấp ủ ấm kiểu Nhật, đề phòng động đất xảy ra thì núp ngay xuống, đồng thời chuẩn bị sẵn ít đồ cần thiết để mang đi.

Tuy nhiên, Linh cho rằng nhiều người Nhật và Việt cũng chủ quan, không ngờ lần này "nó nhanh và mạnh như vậy". Nhiều người bạn Việt mà Linh biết thậm chí không kịp đi giày dép, chạy ra ngoài. "Rung tới nỗi nếu bạn đứng lên sẽ bị ngã", cô nói với VnExpress. Tâm chấn trận động đất thứ hai nằm ở ngay trung tâm thành phố, mạnh tới 7,1 độ Richter, hơn cả lần đầu, và nông hơn.

Linh chui luôn xuống gầm bàn nhưng đúng lúc đó thì mất điện. Cô lấy điện thoại di động để bật đèn, cầm túi, áo khoác, đi dép trong nhà để dò đường ra. Xuống dưới nhà, cô bước qua đống bát đĩa vỡ, ngắt cầu dao và gặp mọi người cũng đang chạy xuống.

Nhiều cơn dư chấn mạnh liên tục xảy ra ngay sau đó và họ quyết định đi sơ tán tại một trường cấp hai gần nhà, cách đó 10 phút đi bộ. "Mọi người đều im lặng, chỉ có tiếng trực thăng, xe cứu hoả, cảnh sát và tiếng ô tô chạy", Linh kể.

Cô cho biết mọi người đều đi theo nhóm hai người trở lên, biết cần đi đâu, làm gì nên cũng khá bình tĩnh, vừa đi vừa tìm cách liên lạc với người quen, hỏi han tình hình và thông báo sẽ đi đâu.

Giới chức cho biết ít nhất 42 người chết và gần 1.100 người bị thương trong hai trận động đất rung chuyển khu vực gần thành phố Kumamoto, cách nhau chỉ 28 giờ hồi tuần trước.

9 người chết trong trận động đất đầu tiên mạnh 6,4 độ Richter, trong khi 33 người chết trong trận thứ hai mạnh 7,1 độ Richter. 10 người vẫn mất tích. Các nhà địa chất học hiện tin rằng trận đầu tiên mới là tiền chấn dẫn đến các trận động đất hôm 17/4.

Hứng nước mưa nấu cơm

Du học sinh Việt ở vùng động đất Nhật hứng nước mưa nấu cơm ảnh 2

Giáp tích nước nấu cơm. Ảnh: NVCC

Nếu như Linh ở khu phía tây thành phố, không bắt buộc phải di tản, thì Đỗ Văn Giáp, 25 tuổi, quê ở Thái Bình, sống ngay giữa trung tâm thành phố, mỗi tối lại tới một trường tiểu học để ngủ qua đêm. Nơi này được xây dựng kiên cố để chống động đất.

"Chỗ tôi ở có khoảng 2.000 người, cả người Nhật và người Việt. Hầu như mọi người đều phải nằm sát nhau và giữ khoảng cách đi lại nên mới được nhiều người như vậy", Giáp nói.

Nhà Giáp sống nằm gần Lâu đài Kumamoto hàng trăm năm tuổi bị phá huỷ nặng nề do động đất. Cách anh vài nhà, Giáp chụp được tấm ảnh gạch đá đổ vỡ do động đất.

Nam sinh ngành máy tính của trường Nhật ngữ Coto vừa học vừa làm thêm tại một nhà hàng, đã ở thành phố này được hai năm, nhưng đây là lần đầu tiên anh chứng kiến các trận động đất mạnh đến vậy.

Dù một số đã về nhà, khoảng 110.000 người sơ tán ở 100 trung tâm, và chính phủ Nhật đang làm việc để phân phát thực phẩm, chăn cho người dân. Tuy nhiên, khoảng 250.000 căn hộ vẫn mất nước, 100.000 mất gas và 39.000 mất điện ở Kumamoto.

Giáp cho biết nơi anh ở không mất điện, nhưng mất nước và số nước được phát hay mua chỉ dùng để uống.

"Không thể tưởng tượng được. Ba ngày nay tôi chưa tắm. Hôm qua tôi còn phải tận dụng ít nước mưa nấu cơm", Giáp nói. Anh cho biết kinh nghiệm rút ra là lúc nào cũng phải đề phòng, tích chai nước cũ, đổ nước mới và tích trữ ít đồ ăn khô.

Du học sinh Việt ở vùng động đất Nhật hứng nước mưa nấu cơm ảnh 3

Các ngăn đồ trống trơn tại một cửa hàng tiện lợi ở tỉnh Kumamoto. Ảnh: Kyodo

Theo Telegraph, tình trạng khan hiếm lương thực cũng được ghi nhận khắp khu vực. "Ở bên này bình thường vốn rất tiện, bạn muốn ăn gì thì tới cửa hàng cơm hộp (bento) hoặc cửa hàng 24h, siêu thị mua đồ nấu sẵn, mua cơm hộp. Nhưng động đất xong thì mọi người đều mua đồ ăn nên hết sạch. Cửa hàng, siêu thị đóng cửa hoặc có mở cũng chỉ mua được một ít đồ ăn khô như mỳ tôm, bánh mỳ, cơm nắm", Linh nói.

Bạn của Giáp định lên máy bay tới Tokyo thăm người yêu nhưng không thành do sân bay Kumamoto đóng cửa. Tàu siêu tốc cũng ngừng hoạt động. Lực lượng quân sự Mỹ hôm qua bắt đầu tham gia chiến dịch cứu trợ cùng Nhật tại vùng chịu ảnh hưởng của động đất.

Linh và Giáp là hai trong số hơn 1.600 người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập ở tỉnh Kumamoto. Giới chức Việt Nam cho biết người Việt tập trung chủ yếu tại các thành phố Yatsushiro, Kumamoto, Tamanashi, thị trấn Nagabuchi ở tỉnh này.

"Cuộc sống của du học sinh bình thường là sáng đi học, chiều tối đi làm thêm. Giờ thì cả đi học và đi làm thêm đều hủy, mà có mọi người cũng không dám đi", cô cho biết thêm. Cả trường của Linh và Giáp đều cho sinh viên nghỉ học. Hai người, trong lúc trả lời phỏng vấn, đều báo họ cảm nhận thấy thêm dư chấn mới. Họ cho biết tình hình hiện "chưa biết thế nào".

Người Nhật tương trợ người Việt

"Mấy người ở quán cứ gọi điện hỏi thăm suốt. Họ hỏi có thiếu thốn gì không. Sáng nay người tổ trưởng quán tôi đang làm gọi điện bảo cần gì họ giúp đỡ. Tôi bảo chỉ cần rau với ít đồ ăn, chắc chiều ông mang đến", Giáp nói về đồng nghiệp. Học tập và làm việc ở đây hai năm, anh cảm nhận người dân có ý thức và tự giác rất cao.

Trong tình trạng thiếu lương thực, nhiều người Nhật phải xếp hàng dài, chờ thậm chí hàng giờ để nhận cứu trợ. “Dĩ nhiên là khâm phục tính tự giác của họ. Nhưng tôi thấy đấy là chuyện đương nhiên ở đây”, Linh, cô gái sống ở Nhật đã ba năm, nói.

Vài người quen người Nhật của Linh cẩn thận dặn dò nếu cô cần nước hay đồ ăn thì nhờ họ mang tới, hoặc cần tắm thì tới chỗ họ. Linh cũng cho biết người Nhật ở các tỉnh khác đang kêu gọi giúp đỡ tỉnh Kumatomo.

Đường dây nóng tới Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán tại Fukuoka đã khẩn trương tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân đối với các công dân Việt Nam đang gặp khó khăn. Ngày 17/4, Tổng Lãnh sự quán đã cử cán bộ mang theo đồ ăn, nước uống đến vùng bị nạn tại Kumamoto để trực tiếp nắm tình hình, động viên cộng đồng người Việt.

Trong trường hợp công dân Việt Nam cần hỗ trợ, giúp đỡ khẩn cấp hoặc cung cấp thông tin về những trường hợp khác đang gặp khó khăn, đề nghị liên lạc ngay với các đường dây nóng (+81) 80 3590 9136, (+81) 80 3984 6668 và (+81) 80 3904 0198 để Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka kịp thời nắm bắt tình hình và triển khai các biện pháp bảo hộ công dân.

Theo VnExpress

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.