Du lịch chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 15/8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam với nhiều thay đổi quan trọng về chính sách thị thực (visa) và thời hạn lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo quy định mới, thời hạn thị thực điện tử (e-visa) cho khách du lịch sẽ được nâng từ 30 ngày lên 90 ngày. Sau khi được cấp thị thực điện tử, trong 90 ngày khách du lịch cũng được nhập, xuất cảnh không giới hạn số lần, không phải làm thủ tục cấp thị thực mới. Bên cạnh đó, công dân của các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực được cấp tạm trú 45 ngày (quy định trước đó là 15 ngày) và được xem xét cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định...

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng như các chuyên gia du lịch đều nhận định: Những thay đổi tích cực này sẽ thúc đẩy du lịch Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Lượng khách quốc tế đến nước ta sẽ gia tăng, tạo cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Những thay đổi ngày càng thông thoáng hơn về thủ tục visa, tăng thời hạn lưu trú với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là một tín hiệu rất mừng với du lịch trong bối cảnh mùa cao điểm đón khách quốc tế sắp bắt đầu.

Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng lượng khách quốc tế đến nước ta đã đạt gần 6,6 triệu lượt, tương đương 83% kế hoạch năm 2023. Nhiều khả năng ngành du lịch sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đã đề ra là đón 8 triệu lượt khách quốc tế. Đặc biệt, ngành còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng khi bước vào mùa cao điểm đón khách du lịch quốc tế cuối năm.

Đối với các doanh nghiệp du lịch, đây là cơ hội "vàng" để xây dựng lại các sản phẩm du lịch với thời gian kéo dài, thu hút những thị trường khách có khả năng chi trả cao hơn, thời gian lưu trú lâu hơn cũng như có kế hoạch kinh doanh "dài hơi"; tạo sức hút đối với các điểm đến của du lịch Việt Nam. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã làm việc với các đối tác tại Việt Nam để chuẩn bị kỹ về dịch vụ, sẵn sàng đón khách vào mùa cao điểm, nhất là dịp nghỉ tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, chính sách visa thông thoáng mới chỉ là điều kiện cần. Muốn du lịch nước hấp dẫn hơn, đặc biệt nâng cao năng lực cạnh tranh hơn, tạo sức hút mạnh mẽ với khác quốc tế cần có giải pháp đồng bộ ở nhiều khía cạnh.

Trong đó,toàn ngành phải tạo được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; xúc tiến, quảng bá tại các thị trường trọng điểm, tiềm năng mạnh mẽ, bài bản, chuyên nghiệp hơn. Việc quản lý điểm đến, nhất là an ninh an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đi du lịch tại Việt Nam cần được chú trọng hơn nữa. Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng được số lượng và chất lượng để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu du khách là vấn đề cần giải quyết. Việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch cũng cần được đẩy mạnh một cách đồng bộ.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đánh giá: Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mỗi năm ngành du lịch cần 40.000 nhân viên mới và 25.000 nhân viên cần được đào tạo lại. Trong khi đó, hằng năm, các trường chỉ đào tạo 20.000 sinh viên, tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo chuyên nghiệp còn thấp, chỉ chiếm 43% trong tổng số lao động du lịch và gần một nửa không có ngoại ngữ...

Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong thang năng lực quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng, năng suất lao động trong ngành du lịch và khách sạn còn thấp. Cụ thể năng suất lao động tại khách sạn ở Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/10 Nhật Bản và 1/5 Malaysia. Do đó, nhân lực trong nước có nguy cơ bị cạnh tranh việc làm ngay tại sân nhà bởi lao động du lịch từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore đến Việt Nam làm việc khá nhiều. Do vậy, rất cần nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời gian tới...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.