Đúng lúc và đúng hướng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự có mặt đúng lúc và những lời khuyên đúng hướng của vị bác sỹ ấy đã giúp gia đình chúng tôi tiếp tục bên nhau.
Lời khuyên bác sỹ giúp "bình minh" gia đình trở lại (ảnh: Nhân vật cung cấp)
Lời khuyên bác sỹ giúp "bình minh" gia đình trở lại (ảnh: Nhân vật cung cấp)

24 giờ trước khi gia đình chúng tôi rời Việt Nam ra nước ngoài, vợ tôi phát hiện ngón tay của con gái 2 tuổi sưng bất thường. Chúng tôi vội vã đưa con gái vào bệnh viện.

Sau vài tiếng tiến hành các xét nghiệm, cô nhân viên phòng khám phán: “Con bé bị viêm khớp nặng, tràn dịch khớp gối. Phải nhập viện ngay. May mắn thì hồi phục, còn không, có thể di chứng”.

Tôi khá bất ngờ và lo lắng hỏi lại: “Có thực sự cần thiết nhập viên ngay không?”. Cô nhân viên y tế thoáng bối rối, sau đó nhấc máy trao đổi với ai đó. Tôi đoán cô có lẽ nói chuyện với một bác sỹ chuyên khoa, đang đâu đó bên ngoài, vì trời đã tối, hết giờ hành chính và phòng khám cũng không thấy bóng bác sỹ nào khác. Rồi cô trả lời “như đinh đóng cột”: “Cần nhập viện sớm”. Trong lòng vẫn nghi hoặc, tôi nói: “Xin phép cho gia đình về thu xếp, sáng mai sẽ cho cháu nhập viện”.

Trên đường về nhà, giữa trời mưa rét và dịch bệnh COVID-19 bủa vây, tâm trạng tôi nặng trĩu. Phần nhiều là lo lắng cho sức khỏe của con, thương con. Phần khác buồn là bởi trải qua nhiều thủ tục xin thị thực, khám sức khỏe phức tạp và những lần bị trì hoãn vì dịch bệnh, tôi đã ngỡ lần này có thể bắt đầu chuyến công tác dài ngày cùng cả gia đình.

Trước đây, tôi đã trải qua những tháng ngày du học khá cô đơn, trống trải. Vì thế, tôi luôn tự nhủ: Sau này có cơ hội ra nước ngoài, nhất định phải có vợ, con bên cạnh.

Vợ tôi đã xin nghỉ việc theo chồng; những lời chia tay đồng nghiệp, bè bạn, người thân... đã phát ra. Toàn bộ vé máy bay của gia đình đã “check-in”. Đứa con 2 tuổi còn quá nhỏ, trong khi ông bà đã có tuổi. Nếu con nhập viện, vợ tôi sẽ phải ở lại chăm con, kéo thêm một "rơ-moóc” là đứa con trai 4 tuổi. Gia đình tôi đứng trước nguy cơ chia cách rất lâu, bởi cánh cửa xuất – nhập cảnh của các nước có thể thay đổi trong dịch bệnh.

Giữa lúc bối rối, tôi nhớ tới người quen của chị đồng nghiệp là một bác sỹ nhi khá có tiếng. Nhờ chị liên hệ, bác sỹ đồng ý gặp tại nhà, dù anh vừa trải qua ca trực và chỉ vài tiếng nữa cũng sẽ ra sân bay đi công tác ngoại tỉnh.

Vợ chồng tôi lập tức quay xe phóng đến nhà bác sỹ. Sau khi xem các kết quả xét nghiệp và phim chụp X-quang, vị bác sỹ nhẹ nhàng bảo: “Anh chị cứ yên tâm, đây là bệnh thường gặp ở trẻ em. Cháu mới chớm, chỉ cần vận động, uống một ít thuốc là khỏi. Cháu chưa cần nhập viện”. Vợ chồng tôi vỡ òa sung sướng vì kế hoạch không bị đảo lộn, gia đình lại được ở bên nhau. Vị bác sỹ từ chối mọi cảm ơn vật chất của gia đình tôi, anh chỉ cười hiền và nói: ”Đó là công việc của chúng tôi”.

Tôi viết lại câu chuyện của mình vào đúng ngày 27/2 – Ngày Thầy thuốc Việt Nam – khi đang xa xứ. Nhìn con gái tung tăng vui đùa cùng anh trai, trong khi vợ chuẩn bị một bữa tiệc sum họp cuối tuần, tôi lại thầm cảm ơn vị bác sỹ mà trước kia tôi chưa từng quen biết. Anh giúp tôi thấm thía câu thành ngữ : “A friend in need is a friend indeed” (Bạn trong lúc khó khăn mới thực sự là bạn).

Với sự xuất hiện đúng lúc và chẩn đoán đúng hướng của mình, hy vọng anh cùng nhiều đồng nghiệp khác tiếp tục cống hiến, cứu vãn sức khỏe, tính mạng của người bệnh và mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.

Xin cám ơn và chúc những “thiên thần áo trắng” của tôi thêm nhiều sức khỏe, bình an!

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.