Đường sắt và chiến lược quân sự 'tốc chiến' của Trung Quốc

Bằng việc tận dụng mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn, Quân đoàn pháo binh số 2 TQ có thể triển khai "thần tốc" các tên lửa hành trình hướng về phía bờ biển Nhật Bản, Đài Loan khi xung đột xảy ra.
Đường sắt và chiến lược quân sự 'tốc chiến' của Trung Quốc

Trung Quốc vốn nổi tiếng là một trong những đất nước có mạng lưới đường sắt cao tốc nối dài lớn nhất thế giới, phục vụ cho công dân trong nước và khách du lịch tham quan quốc tế với tần suất hàng triệu lượt mỗi ngày.

Vào ngày 14/5 năm ngoái, một phần của mạng lưới này đã được phát triển nhằm phục vụ cho một mục đích quân sự. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ quân khu Lan Châu đã hành quân trên một chuyến tàu cao tốc để di chuyển tới Tân Cương cách đó 482km về phía tây.

Chuyến hành quân của lữ đoàn Lan Châu có mang theo vũ trang là lần đầu tiên một đơn vị quân đội nước này sử dụng tuyến đường sắt tốc độ cao tới để tới Tân Cương. Khu vực miền tây là nơi thường xuyên có những biến động liên quan đến các chiến binh dân tộc Duy Ngô Nhĩ.

Tờ Jiefangjun Bao của Trung Quốc mô tả chuyến hành quân lần này là chiến dịch "triển khai sức mạnh và lực lượng sẵn sàng chiến đấu của quân đội theo hình thức hội nhập dân sự-quân sự".

Trang National Interest đánh giá Trung Quốc đang là nước khôn khéo trong việc ứng dụng một cách hợp lý cơ sở hạ tầng dân sự cho các mục đích quân sự.

Đường sắt và chiến lược quân sự 'tốc chiến' của Trung Quốc ảnh 1

Đây là phương thức được coi là thông minh và thuận tiện nhất để chuyển quân một cách nhanh chóng trên khắp lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc - một trong những vấn đề Bắc Kinh đã nỗ lực giải quyết trong nhiều năm qua.

Trung Quốc là một trong những đất nước có biên giới đất liền dài nhất thế giới khi tiếp giáp với 14 quốc gia, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác ngoại trừ Nga.

Một trong những đối trọng lớn nhất ở khu vực biên giới là Ấn Độ khi giữa Bắc Kinh và New Delhi vẫn thường xuyên có những tranh chấp biên giới diễn ra. Về phía nam nước này vẫn dè chừng trước Myanmar, Tajikistan. Kyrgyzstan ở phía tây. Và đặc biệt hơn cả là Triều Tiên - dù là đồng minh thân cận nhưng các tuyên bố và động thái thử hạt nhân gần đây của Bình Nhưỡng đã khiến cho nước Trung Quốc có phần lo ngại.

Trước những mối nguy tiềm tàng ở khu vực này. Bắc Kinh luôn muốn quân đội của mình có khả năng tác chiến kịp thời để đối phó với những cuộc khủng hoảng đa dạng có thể nổ ra bất cứ lúc nào, và việc tận dụng mạng lưới đường sắt cao tốc là một trong những chiến lược mà quân đội Trung Quốc coi là phương án tối ưu.

Đường sắt và chiến lược quân sự 'tốc chiến' của Trung Quốc ảnh 2

Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc.

Trung Quốc có sáu tuyến đường sắt tốc độ cao và tuyến mới nhất đến Tân Cương được mở cửa vào năm 2014. Với tầm nhìn đến 2020, Bắc Kinh sẽ tăng số lượng các tuyến đường lên gấp đôi để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của quân đội cũng đang gia tăng.

Tờ China Youth Daily nhận định, "Một đơn vị quân được trang bị đơn giản có thể di chuyển từ Vũ Hán đến Quảng Châu với quãng đường gần 1000km chỉ trong vòng năm giờ, một vận tốc được cho là khá nhanh đối với lực lượng quân sự".

Chiến lược mới này của Trung Quốc đã nhận được sự chú ý đối với các chuyên gia quân đội Mỹ. Cơ quan nghiên cứu Quân đội Nước ngoài đánh giá, "phương thức sử dụng phương tiện giao thông vận tải trong hành quân là một sự cải tiến mới của Trung Quốc. Quân đội của họ giờ đây có thể bước ra khỏi doanh trại và lên tàu cao tốc để di chuyển đến bất cứ đâu một cách nhanh chóng".

Một trong những lý do Trung Quốc muốn phát triển lực lượng quân sự của mình có khả năng tác chiến linh động là do nước này hiểu rằng giờ đây các cuộc xung đột có thể nổ ra rất nhanh so với trước kia.

Đường sắt và chiến lược quân sự 'tốc chiến' của Trung Quốc ảnh 3

Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã đổ bộ 500.000 quân vào Saudi Arabia chỉ trong vài tháng. Và kết quả là một chiến thắng áp đảo dành cho Mỹ và đồng minh, điều này đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và học thuyết quân sự của Trung Quốc.

Kể từ đó, Bắc Kinh đã có những thay đổi lớn và chuyển hướng lớn trong các chiến lược thực thi sức mạnh của mình. Chuyên gia Robert Farley của Trường Ngoại giao Patterson cho biết, "Quân đội Bắc Kinh bắt đầu chú trọng không lực nhiều hơn là sử dụng sức mạnh mặt đất, và đặc biệt họ chú tâm nâng cao khả năng tấn công tầm xa".

Cùng với việc Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc duy trì và triển khai vũ khí hạt nhân. Lực lượng này đã bắt đầu áp dụng các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, phù hợp trong việc đối phó các cuộc tấn công từ bên ngoài biên giới Trung Quốc.

Trong trường hợp diễn biến cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng, Quân đoàn số 2 sẽ phải gấp rút di chuyển đến khu vực tác chiến và đường sắt cao tốc được cho là phương án hỗ trợ hiệu quả.

Tờ China Youth Daily còn nói thêm rằng, nhờ có các tuyến đường sắt tốc độ cao, Quân đoàn của Trung Quốc có thể ngay lập tức triển khai các tên lửa hành trình hướng về phía bờ biển trong trường hợp có xung đột với Nhật Bản hoặc Đài Loan.

Vũ Minh

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).