Festival Huế 2022: Tôn vinh nghệ thuật Tuồng Huế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 28/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức Chương trình “Ngàn xưa âm vọng” - lễ rước mặt nạ Tuồng. Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên đã mang đến một lễ hội đường phố vui tươi và những trải nghiệm thú vị về Tuồng cổ cho người dân, du khách.
Festival Huế 2022: Tôn vinh nghệ thuật Tuồng Huế

Các nội dung chính của chương trình gồm: Nghi lễ tế tổ; hội rước mặt nạ Tuồng và biểu diễn Tuồng. Nghi lễ tế tổ thực hiện tại Thanh Bình từ đường, nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư, những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu Tuồng Huế và khu vực miền Trung.

Sau lễ tri ân, gần 200 nghệ sĩ, diễn viên đã tập hợp thành đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ Tuồng, quảng diễn. Đoàn rước diễu hành từ Thanh Bình từ đường theo cung đường Chi Lăng - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn đến Nghinh Lương Đình. Đặc biệt, tại hội rước, các nghệ sĩ, diễn viên hóa thân vào vai 100 nhân vật tuồng với trang phục, hóa trang mặt nạ khác nhau để phô diễn, tạo sự sinh động đầy màu sắc và có sức gợi, tả về một loại hình nghệ thuật phổ biến ngày xưa.

Tại sân khấu Nghinh Lương Đình, nghệ sĩ trình diễn các tiết mục cùng trích đoạn Tuồng Huế hấp dẫn như: Trống hội Tuồng đồ, các trích đoạn “Ác thiện ẩn hình”, “Mộc Quế Anh dâng cây Giáng hương long”, “Mạnh Lương trộm ngựa”... Sau khi kết thúc biểu diễn, hội rước mặt nạ Tuồng từ Nghinh Lương Đình vào Duyệt Thị Đường thực hiện nghi thức tiến hoa dâng tiền nhân, thể hiện lòng ngưỡng vọng, thành kính đối với người xưa.

Nghệ sĩ nhân dân Phan Thị Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế chia sẻ, Chương trình “Ngàn xưa âm vọng” là hoạt động đường phố góp phần cho Festival Huế thêm phần mới lạ và sôi động hơn.

Việc giới thiệu mặt nạ, biểu diễn các trích đoạn Tuồng là cách để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Tuồng cổ Huế đến du khách, giúp người dân xứ Huế nhớ lại những tích Tuồng của Huế xưa. Chương trình còn là dịp để tri ân các bậc tiền nhân, khơi dậy lòng yêu nghề của nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trẻ trong bộ môn nghệ thuật Tuồng Huế.

Anh Nguyễn Đăng Hùng, nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế cho biết, đây là lần đầu tiên tại Festival Huế tổ chức hoạt động tế tổ nghề - những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu Tuồng Huế. Anh rất vinh dự khi được giới thiệu, biểu diễn bộ môn nghệ thuật Tuồng mình đã theo đuổi gần 20 năm đến với công chúng và du khách.

Với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn đường phố và trình diễn sân khấu, Chương trình “Ngàn xưa âm vọng” đã tạo điểm mới trong trình diễn đường phố tại Tuần lễ Festival Huế 2022, góp phần làm sôi động không gian đường phố, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.