Đưa sản phẩm truyền thống vươn xa bằng công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Không chỉ quảng bá, giới thiệu sản phẩm nón lá qua các hội chợ thương mại mà HTX Mây tre Nón lá Thu Hương ( xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội ) đã đưa nón lá đến với người tiêu dùng bằng các phương tiện số, sản phẩm số bắt kịp xu hướng thị trường.
Cổng vào của Hợp tác xã Mây tre nón lá Tạ Thu Hương
Cổng vào của Hợp tác xã Mây tre nón lá Tạ Thu Hương

Ngọn lửa đam mê của người nghệ nhân

“Đại sứ nón” là cái tên thân thương nhiều người đã đặt cho nghệ nhân Tạ Thu Hương - người phụ nữ đã có hơn 30 năm gắn bó với nón lá làng Chuông (thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) . Theo lời nghệ nhân Tạ Thu Hương, bà học làm nón lá từ khi về làm dâu đất làng Chuông, rồi cái nghề ấy cứ vận vào thân, mãi cho đến bây giờ.

Đưa sản phẩm truyền thống vươn xa bằng công nghệ ảnh 1

Được làm từ lá cây lụi, một loại cây họ nhà cọ, trải qua các công đoạn làm lá thủ công, tỉ mỉ để đảm bảo lá không bị dập và rách nát. Sau đó sử dụng tre cuốn theo từng vòng để làm khung, rồi tỷ mẩn xếp lá lên khung để lá đều, không xô lệch, đảm bảo độ dày dạn của nón. Đến công đoạn cuối, người thợ làm nón sẽ dây cước mà nối cố định lá với khung, cho ra một sản phẩm nón lá cổ điển hoàn chỉnh.

Theo bà Hương, nghề làm nón lá ở làng Chuông cũng được xem là nghề truyền thống. Bởi nón lá là vật dụng cần thiết của người nông dân xưa, do đó nghề làm nón tại làng Chuông đã có từ rất lâu đời, trước là để phục vụ cuộc sống hàng ngày, sau là để gia tăng thu nhập.

Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, cùng với sự phát triển của kinh tế, nghề làm nón lá dần bị mai một bởi những sản phẩm mũ nón công nghiệp có tính cạnh tranh hơn. Đứng trước lựa chọn bỏ hay giữ, bà Hương vẫn đau đáu với nghề và lựa chọn xây dựng Hợp tác xã Nón lá Thu Hương để phát huy văn hóa của thôn làng.

Thời điểm thành lập, Hợp tác xã Nón lá Thu Hương quy tụ những gia đình hiếm hoi còn lại trong làng để làm nón lá. Nhưng bài toán đặt ra là làm ra sản phẩm thì sẽ tiêu thụ ở đâu.

“Tham gia hội chợ, tham gia các chương trình quảng bá sản phẩm. Giai đoạn đấy cứ có chương trình nào là tôi lại sắp nón lá lên xe và đi tham dự. Có những thời điểm dậy soạn đồ lên xe để đi từ lúc trời chưa sáng, mãi đến hơn nửa đêm mới về đến nhà”, người nghệ nhân kể lại nỗi gian lao để đưa sản phẩm của mình ra với công chúng.

“Bên cạnh đó, phải cải thiện mẫu mã, tăng tính đa dạng sản phẩm. Nếu không chỉ đơn điệu mỗi nón lá truyền thống thì sản phẩm của mình không cạnh tranh được”, bà Hương tiếp tục nói.

Sau nhiều năm miệt mài mang sản phẩm đi giới thiệu khắp trong Nam ngoài Bắc, đến nay sản phẩm nón lá của HTX không chỉ được biết đến trong nước, mà còn được đưa đi xuất khẩu tới nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Châu Âu…

Trong sự kiện kỷ niệm 80 thành lập quân đội nhân dân vào tháng 12/2024, nón lá Thu Hương vinh dự được Bộ Quốc phòng lựa chọn để tham dự triển lãm và nhận được giấy chứng nhận của Bộ Quốc phòng.

Đưa nón lá từ làng quê ra thế giới

Hơn 30 năm gắn bó với nghề làm nón lá, hiện tại nghệ nhân Tạ Thu Hương cùng các cộng sự của mình đã thiết kế tạo ra nhiều sản phẩm phái sinh mới lạ và sáng tạo như nón lá trên lụa, nón lá sen, lá bộ….

Tính đến thời điểm hiện tại, HTX Mây tre nón lá Tạ Thu Hương đã có 6 sản phẩm đạt danh hiệu OCOP 4 sao, được đưa đi trưng bày tại các hội chợ, triển lãm dưới sự chiêm ngưỡng của nhiều vị khách trong và ngoài nước.

Không dừng lại ở đó, người nghệ nhân hơn 60 tuổi này còn trăn trở phải gia tăng giá trị cho nón lá, phải đưa nón lá ra với quốc tế, đặt sản phẩm của làng quê mình trên bản đồ thế giới.

Nghĩ là làm, bà Hương bắt đầu học cách tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, kết hợp với các doanh nghiệp du lịch để thu hút khách nước ngoài đến với làng quê của mình, trải nghiệm về sản phẩm nón lá, tự tay đan những vật lưu niệm để đưa về nước. Đến hiện tại, thương hiệu Nón lá Thu Hương đã nhận được hàng ngàn lượt đáng giá và nhiều bình luận tích cực của du khách nước ngoài trên google map, từ đó khẳng định vị thế, uy tín của thương hiệu này.

Ngoải ra, bằng cách kết hợp du lịch cộng đồng và giáo dục, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách và thế hệ trẻ, góp phần lan tỏa tình yêu và sự trân trọng đối với chiếc nón lá.

Đưa sản phẩm truyền thống vươn xa bằng công nghệ ảnh 2

Bước vào kỷ nguyên mới, với hàng loạt cách tiếp cận khách hàng qua các nền tảng thương mại điện tử, bà Hương cũng nhanh nhạy nhận ra những lợi thế mà các nền tảng này mang lại. Do đó, bên cạnh việc truyền lại nghề cho thế hệ trẻ, bà Hương cũng khuyến khích các cháu bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như Facebook, Tiktok… để đa dạng nguồn thu, tạo hiệu quả tối đa cho sản phẩm nón lá.

Để tăng hiệu quả hơn nữa trong môi trường số hiện nay, bà Hương sẵn sàng đang mong muốn tìm được những người trẻ, am hiểu ngoại ngữ và có sự hiểu biết về xúc tiến thương mại để làm tăng độ nhận diện thương hiệu trong việc giới thiệu sản phẩm, cùng nhau lan tỏa vẻ đẹp của nón lá truyền thống thông qua các nền tảng truyền thông hiện đại, đưa sản phẩm đến gần hơn với công chúng.

Bình luận
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/4/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ khởi công trung tâm dữ liệu & Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là trung tâm dữ liệu (TTDL) quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
(Ngày Nay) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Tại đại hội, cổ đông thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu.