Gắn kết nét đẹp đồ chơi dân gian với giới trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 2/11, sự kiện trải nghiệm nặn tò he với tên gọi TÒ HAY HE - “Nặn tò he, nghe chuyện nghề” do Nhóm sinh viên thuộc Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức đã diễn ra thành công tại Bảo tàng Hà Nội.
Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo các bạn trẻ trong nước và quốc tế.
Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo các bạn trẻ trong nước và quốc tế.

Nguồn gốc của tò he - món đồ chơi dân gian truyền thống

Tò he là một loại đồ chơi truyền thống của Việt Nam, được các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cho rằng có nguồn gốc từ làng Xuân La thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ban đầu, các nghệ nhân tạo ra tò he để dùng trong các lễ cúng, với hình thù quen thuộc của các loài động vật như chim, gà, trâu,.. và một số loại quả như nải chuối, quả cau… Chính vì vậy, nó còn được gọi bằng những cái tên khác như “đồ chơi chim cò” hay “con bánh”. Sau này, các thành phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, khi thổi phát ra âm thanh "tò te” và khi nói lái đi, từ đó cái tên "tò he" chính thức ra đời.

Gắn kết nét đẹp đồ chơi dân gian với giới trẻ ảnh 1

Những chú tò he tại workshop TÒ HAY HE.

Theo dòng chảy của thời gian, văn hoá Việt Nam đã tồn tại vô vàn các loại đồ chơi dân gian khác nhau, chúng đa dạng và cũng mang đậm bản sắc, gắn liền với tuổi thơ của đa số thế hệ trẻ Việt Nam. Làm sao những đứa trẻ làng quê có thể quên được những chiếc tò he đa sắc màu cùng nhiều hình thù con vật, nhân vật ngộ nghĩnh thường xuất hiện trong các dịp lễ hội, cúng bái? Đồ chơi dân gian không chỉ là thú vui, mà còn được coi là nét đẹp văn hoá lâu đời của đất nước ta. Vì vậy, gìn giữ những giá trị của đồ chơi dân gian, cũng chính là gìn giữ một phần văn hoá của dân tộc.

Gắn kết văn hoá dân gian với giới trẻ

Trong bối cảnh hiện đại khi công nghệ số phát triển nhanh chóng cùng với sự du nhập của nhiều nền văn hóa, các loại đồ chơi truyền thống đang dần bị lãng quên, xa cách với các bạn trẻ. Với mong muốn là cầu nối giữa người trẻ với những nét đẹp văn hóa dân gian đang dần bị quên lãng, workshop TÒ HAY HE - “Nặn tò he, nghê chuyện nghề” ra đời nhằm mang đến một không gian trải nghiệm đặc sắc giữa nghệ nhân và các bạn trẻ, góp phần giúp họ nâng cao nhận thức, trân trọng hơn những nét đẹp truyền thống, có trách nhiệm hơn trong việc phát huy, bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc.

Gắn kết nét đẹp đồ chơi dân gian với giới trẻ ảnh 2
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu chia sẻ hành trình khôi phục và lan tỏa giá trị “con giống bột”.

Mới đây, sự kiện trải nghiệm nặn tò he với tên gọi TÒ HAY HE - “Nặn tò he, nghe chuyện nghề” do Nhóm sinh viên thuộc Khoa Tuyên truyền – Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức đã thành công diễn ra trong buổi sáng ngày 02/11/2024 tại Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội). Nhìn vào số lượng người tham gia sự kiện, có thể thấy vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của tò he trong xã hội hiện đại cũng được các bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt, dưới những chia sẻ và hướng dẫn của nghệ nhân Đặng Văn Hậu, các bạn trẻ tham gia sự kiện không chỉ khám phá được tài năng của bản thân mà còn là cơ hội để tự tay trải nghiệm, làm nên những chú tò he độc đáo.

Gắn kết nét đẹp đồ chơi dân gian với giới trẻ ảnh 3

Các sản phẩm tò he tại workshop.

Workshop TÒ HAY HE - “Nặn tò he, nghê chuyện nghề" đã mang đến một bầu không khí mới lạ với trải nghiệm tự tay nặn tò he theo ý thích, sự kiện khép lại vô cùng thành công với mong muốn là cầu nối giữa người trẻ với những nét đẹp văn hóa dân gian đang dần bị quên lãng, giúp họ trân trọng hơn những nét đẹp truyền thống, có trách nhiệm hơn trong việc phát huy, bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc.

Gắn kết nét đẹp đồ chơi dân gian với giới trẻ ảnh 4

Sự kiện thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.

“Chàng Đam San” say tiếng cồng Tây Nguyên
“Chàng Đam San” say tiếng cồng Tây Nguyên
(Ngày Nay) - Lo ngại những giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một, R’com Bus, một người con của Tây Nguyên đại ngàn đã chọn cách gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai bằng chính tài năng và nhiệt huyết của mình.
Đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tặng hoa Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, tỉnh Vân Nam tại vạch phân địch cầu Hữu nghị Việt - Trung. Ảnh: TTXVN phát
Xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển
(Ngày Nay) - Ngày 5/11 tại thành phố Lai Châu, Đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Đoàn đại biểu Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã tổ chức Hội đàm công tác nghiệp vụ năm 2024.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Linh Phạm
Thu hồi 56 địa điểm nhà, đất sử dụng không đúng mục đích tại Thủ đô
(Ngày Nay) - Chiều 5/11, UBND thành phố Hà Nội tổ chức sơ kết 1 năm triển khai Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030 và triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của thành phố.