Giải mã biến đổi phức tạp của SARS-CoV-2

Theo thông tin vừa được đăng tải trên tạp chí Science Advances của Mỹ, SARS-CoV-2 có thể là “vật lai” giữa một chủng virus sinh trên dơi và chủng virus ký sinh trên tê tê.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí chỉ rõ, virus mã RaTG13 có trên dơi có mã gene gần giống với SARS-CoV-2 với ức độ tương đồng lên đến hơn 96%. Tuy nhiên, loại virus này không có các protein tăng đột biến - loại “vũ khí” được SARS-CoV-2 sử dụng để lây bệnh cho con người.

Trong khi đó, “họ hàng” của loại virus này, chủng virus có trên tê tê gây Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) lại có thành phần gần như giống hoàn toàn với SARS-CoV-2.

Nghiên cứu khẳng định, loại virus kí sinh trên dơi và virus kí sinh trên con tê tê có khả năng đã kết hợp với nhau hình thành nên chủng SARS-CoV-2. Sự kết hợp này xảy ra khi 2 loại virus giống nhau lây nhiễm trên cùng một tế bào. Khi đó, các phân tử tạo ra các virus đã bị chuyển đổi thành tác nhân gây bệnh mới.

Chế tạo phế quản thu nhỏ hỗ trợ nghiên cứu thuốc điều trị 

Trong một diễn biến liên quan, trước sự biến đổi phức tạp của virus này, các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo thành công các ống phế quản nhân tạo thu nhỏ từ các tế bào trong cơ thể người để hỗ trợ việc nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 và các loại thuốc điều trị bệnh COVID-19.

Nghiên cứu này do các nhà khoa học Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc iPS (CiRA) của Đại học Kyoto và nhiều tổ chức nghiên cứu khác thực hiện.

Các chuyên gia đã tạo ra các ống phế quản có đường kính 0,2 mm từ các tế bào biểu mô trong phế quản của người sau gần 10 ngày nuôi cấy. Họ đã cấy SARS-CoV-2 vào những ống phế quản này và thử nghiệm thuốc Camostat, một loại dược phẩm thường được dùng để chữa bệnh viêm tụy. Kết quả cho thấy thuốc Camostat đã có hiệu quả trong việc giảm số lượng SARS-CoV-2 trong các phế quản.

Theo các nhà khoa học, những ống phế quản nhân tạo nói trên gồm 4 loại tế bào và một thụ thể để SARS-CoV-2 xâm nhập vào những tế bào này.

Ngoài thuốc Camostat, các chuyên gia cũng đã thử nghiệm nhiều loại thuốc khác, trong đó có thuốc chữa cúm Avigan (Favipiravir) do công ty Fujifilm Holdings Corp sản xuất.

Các nhà khoa học hy vọng các ống phế quản này sẽ giúp đánh giá hiệu quả của các loại thuốc kháng virus chính xác hơn so với việc chỉ dựa trên một tế bào.Theo thông tin vừa được đăng tải trên tạp chí Science Advances của Mỹ, SARS-CoV-2 có thể là “vật lai” giữa một chủng virus sinh trên dơi và chủng virus ký sinh trên tê tê.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.